0225.3.519.687

Cách phòng bệnh cho trẻ trong mùa nồm ẩm

Thời điểm tháng 2-3 hàng năm là lúc tiết trời miền Bắc chuyển nồm ẩm. Đặc điểm của thời tiết nồm đó là lạnh vào sáng sớm và tối muộn, nóng vào giữa trưa. Độ ẩm trong không khí tăng cao, thường có mưa phùn. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, là tác nhân gây các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu là đối tượng dễ nhiễm các bệnh trong mùa nồm nhất. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh những bệnh cho trẻ trong giai đoạn này trong năm nhé.

Những nguy cơ bệnh trong tiết trời nồm ẩm:

  • Độ ẩm cao khiến các loại vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi nhanh. Các bào tử nấm mốc lơ lửng trong không khí khi hít vào có thể gây bệnh đường hô hấp. Trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh. Các bệnh đường hô hấp hay gặp là viêm mũi, viêm họng, viêm amidan và dây thanh quản.
  • Nhiệt độ trong ngày thay đổi từ lạnh sang nóng và từ nóng sang lạnh thất thường. Cơ thể sẽ chống chịu yếu đi trước các loại virus gây cảm, cúm. Khi bị cảm cúm trẻ sẽ ho, đau họng, chảy nước mũi, đau cơ. Biến chứng có thể gây ra suy hô hấp nặng.
  • Nấm mốc sinh sôi trong thời tiết nồm ẩm có thể khiến đồ ăn dễ hỏng, ôi thiu. Ăn phải đồ ăn hỏng có thể gây bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Độ ẩm cao gây ra tình trạng nóng nực, ra mồ hôi nhiều về đêm. Trẻ có thể bị mẩn ngứa trên da, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi khó chịu.

Để phòng bệnh cho bé trong thời tiết nồm ẩm các mom nên lưu ý các biện pháp sau:

  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ: giai đoạn tháng 2-3 thời tiết vẫn còn lạnh về đêm và sáng sớm. Nhiệt độ có thể xuống thấp đột ngột bởi không khí lạnh tăng cường. Dân gian hay gọi là thời điểm “rét nàng Bân”. Ba mẹ nên giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài và tránh gió lùa khi ở trong nhà.
  • Giúp trẻ hạn chế đổ mồ hôi khi ngủ: theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới thì ba mẹ không nên đắp chăn dày cho bé khi ngủ. Thay vào đó chỉ cần mặc quần áo đủ ấm, giữ ấm bàn chân và nằm trong phòng kín gió. Nhờ vậy bé sẽ không bị nóng quá gây đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt trong trời nồm ẩm
  • Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ để ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại. Có thể sử dụng các thiết bị như máy lọc không khí và máy hút ẩm trong nhà.
  • Cần kiểm tra và ghi nhớ thời hạn sử dụng của thực phẩm. Không ăn các thực phẩm đã để quá lâu cho dù trông vẫn còn ăn được,

………………………………………………………………………………………………………………

☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
Mục Cẩm nang cho mẹ và bé: https://khoasannhi.com/category/cam-nang-cho-me-va-be/