0225.3.519.687

Các bệnh mẹ bầu thường gặp trong mùa đông

Mẹ mang bầu vào thời gian mùa đông sẽ dễ bị cảm lạnh và cúm và một số bệnh theo mùa khác. Ta hãy cùng tìm hiểu về các chứng bệnh này và cách phòng tránh nhé.

Trong thời gian mùa đông, không khí lạnh và khô hơn, người ta có xu hướng sống trong không gian kín hơn. Đây là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus lan truyền. Hơn thế trong thời gian mang thai hệ miễn dịch của mẹ bị yếu đi khiến cho mẹ bầu dễ bị nhiễm bệnh hơn bình thường.

Cảm và cúm trong thời gian mang bầu mùa đông

Mẹ bầu có nguy cơ cao bị cúm và biến chứng như nhiễm trùng phổi. Các loại nhiễm khuẩn nguy hiểm như nhiễm khuẩn do cúm mùa có thể gây hại cho mẹ và bé. Bé có thể gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi lây nhiễm khuẩn từ mẹ. Trong một số trường hợp hiếm hoi có thể dẫn đến sảy thai, dừng thai hoặc sinh non. Covid-19 cũng có khả năng gây biến chứng khi mang thai.

Để phòng tránh cúm và Covid-19 khi mang thai:

  • Mẹ nên rửa tay thường xuyên.
  • Làm sạch các bề mặt hay động tay vào bằng cồn.
  • Giữ khoảng cách với người bị ho, cảm.
  • Tiêm vaccine.

Khi nào nên tiêm Vaccine?

Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo các mẹ bầu nên được tiêm vaccine phòng chống cúm. Vaccine có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Giai đoạn cuối thai kỳ là thời điểm mà nguy cơ từ cảm cúm tăng cao hơn nên tiêm vào lúc nào cũng không phải quá muộn.

Thời điểm tốt nhất để tiêm Vaccine theo Y tế thế giới là vào đầu tháng 10 cho tới tháng 11. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng nếu để lỡ thời điểm này. Bất kỳ lúc nào trong năm cũng đều thích hợp cho vaccine.

Da khô và ngứa trong thời gian mang thai

Sự thay đổi trong Hormone trong thời gian mang thai có thể khiến da khô và ngứa về mùa đông. Thường biểu hiện sẽ rõ rệt khi mẹ di chuyển giữa những địa điểm khác nhau về nhiệt độ như trong nhà và ngoài trời.

Khi bụng mẹ lớn lên da sẽ bị rạn và cũng có thể gây ngứa rát. Mẹ nên mặc đồ rộng để hạn chế cọ xát phần da này. Loại vải cotton với các lỗ thoáng khí là tốt nhất cho da của mẹ.

Mẹ có thể dùng các loại kem và dầu giữ ẩm cho da để ngăn ngừa bị ngứa rát. Mẹ nên lưu ý hạn chế chọn loại có mùi thơm để tránh kích ứng.

Thiếu Vitamin D trong mùa đông

Thời gian mùa đông mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng nên có thể bị thiếu hụt Vitamin D. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên cân nhắc bổ sung một lượng 10 micro gram Vitamin D mỗi ngày. Vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ. Vitamin D có thể hấp thu qua các món ăn như trứng, cá ngừ hoặc ngũ cốc. Tuy nhiên lượng Vitamin D trong thực phẩm rất nhỏ nên mẹ có thể cân nhắc dùng viên thực phẩm chức năng bổ sung.

…………………………………………………………

☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:

Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ vào mùa đông

Khi thời tiết trở lạnh, các mẹ sẽ lo lắng rằng: làm thế nào để bé của mẹ khỏe mạnh trong những tháng mùa đông này? Ai cũng biết cần phải cho bé mặc ấm, nằm nơi kín gió thế nhưng không phải mẹ nào cũng biết những kỹ năng để tắm cho bé một cách an toàn.

Điều quan trọng nhất khi tắm cho bé đó là giữ ấm và giữ cho bé được thoải mái. Dưới đây là 5 điều cần lưu ý khi tắm cho bé trong mùa đông:

1 Không tắm mỗi ngày

Việc ngày nào cũng tắm cho bé là không thực sự cần thiết. Trong những tháng mùa đông ta có thể tắm bé hai hoặc ba ngày một lần. Mẹ có thể dùng bông tắm để lau người cho bé trong những ngày còn lại cũng đủ.

2 Làm ấm phòng trước

Trước khi cởi bỏ quần áo mặc ngoài của bé, ba mẹ hãy giữ cho nhiệt độ phòng tắm được ấm và kín gió vì da của bé rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Nước tắm cần được giữ ấm ở nhiệt độ hợp lý là từ 35 tới 38 độ. Kiểm tra hai lần để chắc chắn rằng phòng không bị gió lùa.

3 Kiểm tra nhiệt độ nước:

Nước ấm rất dễ chịu với da của em bé. Tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý không sử dụng nước quá nóng vì có thể gây nguy hiểm. Nhiệt độ hợp lý cho nước tắm của bé là từ 35 tới 38 độ C. Ba mẹ có thể dùng khuỷu tay hoặc cổ tay để kiểm tra nhiệt độ nước có vừa không. Sử dụng bàn tay để cảm nhận nhiệt độ sẽ không được chính xác. Ba mẹ cũng đừng để bé ngâm mình quá lâu trong nước vì bé có thể bị mất nhiệt.

4 Chăm sóc cho da bé

Làn da của trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm với thời tiết mùa đông. Tốt nhất ta nên dùng các loại sữa tắm không có dầu thơm fragrance và không có chứa cồn. Với trẻ nhỏ ta có thể dùng các viên thả bồn (bath bomb). Nếu được mẹ hãy dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ (moisturizer) để da bé không bị khô. Kem sử dụng vài phút sau khi lau khô người xong.

5 Chuẩn bị quần áo ấm sau khi tắm

Thông thường mẹ đã luôn chuẩn bị khăn, quần áo và bỉm sạch cho bé trước khi tắm. Trong các tháng mùa đông, chuẩn bị sẵn quần áo ấm bên cạnh để mẹ có thể mặc cho bé càng sớm càng tốt, ngay sau khi vừa lau khô người để bé không bị lạnh. Đầu tiên sau khi tắm xong hãy dùng khăn tắm khô bọc lấy bé, nhờ vậy mà giữ ấm và làm khô được đầu để tránh nhiễm bệnh. Sau đó giữ đầu bé được khăn che ấm và bắt đầu thay bỉm và mặc quần áo.

Mời các mom tham gia vào group hỗ trợ sinh nở của Khoa nhé: https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/