Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em là gì?
Rối loạn lo âu chia ly tức Separation anxiety disorder (SAD) là một vấn đề sức khỏe tâm lý. Bé sẽ lo lắng nhiều về việc bị chia cách với gia đình và người thân. Bé cảm thấy sợ sẽ bị lạc, gặp phải chuyện xấu khi không trực tiếp nhìn thấy người trong gia đình.
Trẻ em là thiếu niên đều sẽ trải qua những nỗi sợ khác nhau. Đây là một phần của quá trình trưởng thành. Rối loạn lo âu chia ly là vấn đề thông thường ở trẻ bé. Hầu như mọi bé từ 18 tháng tới 3 năm tuổi đều có sự lo lắng ở nhiều mức độ. Tuy nhiên dấu hiệu của SAD sẽ nghiêm trọng hơn. Khi bé có những dấu hiệu trong 4 tuần liên tục thì ta có thể xác định rằng đó là SAD.
Nguyên nhân nào gây ra SAD ở trẻ?
Các chuyên gia tin rằng SAD gây ra bởi cả nguyên nhân sinh học và tác động môi trường. Bé có thể kế thừa khuynh hướng lo âu từ cha mẹ. Sự mất cân bằng giữa hai chất hóa học norepinephrine và serotonin cũng góp phần nguyên nhân gây ra SAD.
Trẻ nào dễ có nguy cơ với SAD?
SAD xảy ra với tỷ lệ ngang bằng ở trẻ nam và nữ. Tuy nhiên bé có cha mẹ có tiền sử rối loạn lo âu sẽ dễ bị SAD hơn.
Triệu chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ là gì?
Mỗi bé có một dấu hiệu khác nhau tuy nhiên những dấu hiệu thông thường nhất của SAD là:
- Từ chối ngủ một mình.
- Giấc mơ lặp đi lặp lại với nội dung chia ly.
- Lo lắng rất nhiều khi bị rời xa nhà.
- Quá lo lắng về an toàn của thành viên trong gia đình.
- Quá lo lắng về việc đi lạc khỏi gia đình.
- Từ chối tới trường.
- Sợ hãi khi phải ở một mình.
- Thường xuyên đau bụng, đau đầu hoặc những tổn thương vật lý khác.
- Đau căng cơ.
- Lo lắng quá nhiều về an toàn bản thân.
- Lo lắng quá nhiều về việc ngủ ở nơi khác ngoài nhà.
- Bám dính lấy ba mẹ ngay cả lúc ở nhà.
- Hoảng loạn, la hét khi bị tách khỏi cha mẹ, người chăm sóc.
Làm thế nào để phòng chống rối loạn lo âu chia ly ở trẻ?
Cha mẹ nên để ý tới các dấu hiệu ở trẻ và cha mẹ sẽ có vai trò tích cực nhất trong việc giảm bớt những lo âu này.
- Cho bé khám sức khỏe định kỳ.
- Hỗ trợ bé một cách tích cực, khuyến khích tính tự lập của bé.
- Ghi nhớ các tình huống làm bé căng thẳng và lên kế hoạch chuẩn bị cho bé trước các tình huống đó.
- Giao lưu với cộng đồng cha me có con bị rối loạn lo âu.
- Tìm sự giúp đỡ, quan tâm của nhà trường khi bé đi nhà trẻ, đi học.