0225.3.519.687

Vàng da ở trẻ sơ sinh, bạn đã hiểu đầy đủ ?

 

Thế nào là vàng da ở trẻ sơ sinh?

Bé sinh thiếu tháng thường bị chứng vàng da, do chất bilirubin dư thừa trong cơ thể không chuyển hoá được. Nguyên nhân chính là do gan của bé còn non yếu. Vàng da do tăng lượng bilirubin trong máu gọi là vàng da sinh lý. Thông thường, trong khoảng từ 2 đến 3 tuần sau khi sinh vàng da sinh lý sẽ tự hết.

Trường hợp vàng da kéo dài hơn ba tuần gọi là vàng da bệnh lý hoặc vàng da kéo dài.

Vàng da nguy hiểm thế nào?

Vàng da bệnh lý tức là nồng độ bilirubin trong máu quá cao, điều này khiến bé có nguy cơ điếc, bại não, tổn thương não khác.

Xử lý thế nào khi bé bị vàng da bệnh lý?

Các bác sĩ thường khuyến cáo cha mẹ cho bé kiểm tra các dấu hiệu của vàng da trước và sau khi xuất viện.

Khi vàng da xuất hiện và kéo dài nhiều ngày hoặc vàng đậm bất thường thì cha mẹ cần cho bé đi khám ở bệnh viện. Tuyệt đối không dùng các cách chữa mẹo được đồn đại là hiệu quả.

 

Trẻ bị vàng da bệnh lý

 

Dấu hiệu vàng da bệnh lý ở trẻ?

  • Vàng da xuất hiện sớm trước 24 giờ tuổi.
  • Mức độ vàng da càng lúc càng rõ, vàng toàn thân.
  • Tốc độ vàng da tăng nhanh.
  • Vàng da kéo dài đến trên 2 tuần (mặc dù sinh đủ tháng) hay trên 3 tuần (với trẻ sinh non).
  • Vàng da có kèm với bất kỳ dấu hiệu bất thường khác như: đi tiêu phân có mày trắng phấn, nôn, bú kém, bụng chướng, cơn ngưng thở, nhịp thở nhanh, nhịp tim chậm, hạ thân nhiệt, sụt cân, xanh tái, ban xuất huyết, ngủ li bì, gồng cứng người, co giật, hôn mê…

Chăm sóc trẻ bị vàng da kéo dài:

  • Đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ.
  • Nên cho trẻ bú thường xuyên. Điều này giúp làm sáng làn da trẻ. Không cần dùng sữa công thức hoặc nước lọc thay thế.
  • Nếu mẹ không thể cho con bú sữa mẹ vì chưa có sữa kịp thời, có thể chọn sữa công thức cho trẻ bú với tư vấn từ bác sĩ.
  • Mẹ nên giữ ấm cho trẻ hàng ngày. Đồng thời, mẹ nên chú ý trong việc chăm sóc rốn, vệ sinh thân thể cho trẻ.
  • Mẹ nên lưu ý tắm nắng đúng cách, đủ giờ cho trẻ vào buổi sáng sớm và xế chiều, lúc ánh nắng dịu rất tốt cho bệnh lý vàng da. Tắm nắng không thể khỏi bệnh nhưng sẽ là tác nhân làm ngưng tình trạng vàng da kéo dài và diễn tiến xấu.

Viện Y Học Biển Việt Nam hiện có cung cấp dịch vụ chiếu đèn cho trẻ sau khi sinh để phòng và điều trị vàng da bênh lý.

DỰ PHÒNG LÂY NHIÊM VIÊM GAN VI-RÚT B CHO BÉ SAU SINH !

Ngay sau khi làm rốn xong, bé được tắm bằng thuốc tím pha loãng để dự phòng lây nhiễm viêm gan B. Đây là quy trình được làm thường quy ở Viện Y học Biển khi mẹ bị viêm gan Vi rút B (bao gồm cả thể hoạt động và thể không hoạt động). Kèm theo bé có thể được tiêm thêm mũi huyết thanh và vắc xin Viêm gan B để giảm tỷ lệ lây nhiễm cho em bé đến mức thấp nhất.

Hình ảnh cái ôm đầu tiên của mẹ và bé – da kề da và tắm thuốc tím tại Khoa Sản Nhi. ( Bản quyền thuộc về Viện Y học biển VN)

Khoa sản Nhi – Viện Y học biển luôn là điểm tựa tin cậy cho các bà mẹ tại Hải Phòng. Hãy luôn lựa chọn chúng tôi làm nơi sinh nở an toàn nhất.


—– Khoa Sản Nhi – Viện Y học biển VN —–
SỨC KHỎE CỦA MẸ – TƯƠNG LAI CHO BÉ
🏠 Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng
 0225 3 519 687 ( Máy lẻ 117)

Tập cho bé quen với ngày – đêm

Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể dạy bé dần dần quen với nhịp Ngày – Đêm

Dưới đây là cách để các mẹ dạy bé con của mình ngủ ngoan vào ban đêm:

1. Ban ngày, khi bé còn thức:

Chơi với bé càng nhiều càng tốt.

Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày.

Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.

Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, nói chuyện, máy giặt…

Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

2. Ban đêm:

Giữ yên lặng và nói nỏ, kiệm lời khi cho bé bú cữ đêm.

Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với bé nhiều.

Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được sinh ra, đừng để quá muộn.

Lịch tiêm chủng

Khoa Sản Nhi – Viện Y học biển VN gửi đến Mẹ và Gia đình các bé lịch tiêm chủng theo độ tuổi:

 

LỊCH TIÊM PHÒNG VACXIN MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
LOẠI VACXIN LỨA TUỔI LIỀU LƯỢNG PHÁC ĐỒ TIÊM PHÒNG
VACXIN VIÊM GAN A 2 – 17 Tuổi 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau 6 – 12 tháng
>17 Tuổi 1ml
VACXIN VIÊM GAN B < 10 tuổi 0.5ml 3 mũi cách nhau 1 tháng, nhắc lại sau 1 năm
>10 Tuổi 1ml
VACXIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN B < 3 Tuổi 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau 7 – 14 ngày.
Mũi 3 sau 1 năm, mũi 4 sau 3 năm
>3 Tuổi 1ml
VACXIN VIÊM NÃO MÔ CẦU >2 Tuổi 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau 3 năm
VACXIN SỞI – QUAI BỊ – RUBELA 12 Tháng tuổi 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau 3 năm
VACXIN 6 TRONG 1
(BH – HG – UV – BL – VGB – HIB)
2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi 0.5ml 3 mũi cách nhau 1 tháng, nhắc lại sau 6 đến 12 tháng
ROTA VIRUS (BỈ) 6 tuần tuổi đến 6 tháng 1.5ml 2 mũi cách nhau 1 tháng
ROTA TEQ (MỸ) 1.5ml 3 mũi cách nhau 1 tháng
ROTA VIN (VN) 2ml 2 mũi cách nhau 2 tháng
VACXIN THỦY ĐẬU 1 Tuổi trở lên 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau  6 – 8 tuần
VACXIN THỦY ĐẬU MỸ 1 Tuổi trở lên 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau  3 năm
VACXIN CÚM TUÝP A 6 -36 Tháng 0.25ml Mũi 1, mũi 2 sau 1 tháng, mỗi năm nhắc lại 1 liều
>36 Tháng 0.5ml
VACXIN VIÊM PHỔI, VIÊM TAI GIỮA 6 tuần tuổi đến 6 tháng 0.5ml Tiêm 3 mũi cách nhau 1 tháng, nhắc lại sau 6 tháng
7 đến 11 tháng Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, nhắc lại sau 6 tháng
12 đến 23 tháng 2 mũi cách nhau 2 tháng
24 tháng đến 5 tuổi 2 mũi cách nhau 2 tháng
VACXIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (BỈ) 10 đến 26 tuổi 0.5ml Lịch tiêm 0 – 1 – 6 tháng
VACXIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (MỸ) 9 đến 26 tuổi Lịch tiêm 0 – 2 – 6 tháng
VACXIN UỐN VÁN Phụ nữ có thai 0.5ml 2 mũi cách nhau 1 tháng
(mũi 2 trước dự kiến sinh 1 tháng)
HUYẾT THANH KHÁNG UỐN VÁN Mọi lứa tuổi 1ml 1 mũi duy nhất, sau đó tiêm đủ 2 mũi vacxin uốn ván