Nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai
Một hiện tượng phổ biến, hay xảy ra ở phụ nữ sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai định kỳ đó là kinh nguyệt chậm hoặc không ổn định. Thông thường cần mất đến 3 tháng để kỳ kinh nguyệt trở lại ổn định. (theo Tổ chức chăm sóc sức khỏe của Anh)
Ngoài ra, việc chậm kinh cũng có thể là biểu hiện của mang thai. Phụ nữ có quan hệ tình dục sau khi ngừng dùng thuốc nên đi siêu âm xác định thai nếu chậm kinh hơn 4 tuần.
Chậm kinh có phải dấu hiệu bình thường không?
Theo các chuyên gia, việc kinh nguyệt không ổn định sau khi dừng sử dụng thuốc tránh thai là hoàn toàn bình thường. Sẽ mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để chu kỳ ổn định trở lại. Một số bác sĩ gọi đó là hội chứng hậu dùng thuốc.
Sau khi dừng dùng thuốc tránh thai thì có hai tác nhân ngoài việc mang thai làm chậm kinh. Đó là:
Lùi ngày rụng trứng:
Thuốc tránh thai có thể ngừa thai trong vài ngày. Một trong những tác động là làm quá trình rụng trứng ít xảy ra hơn. Với những người không sử dụng thuốc, trứng sẽ rụng mỗi kỳ kinh một lần. Nếu trứng không được thụ tinh thì hormone sẽ kích thích kỳ kinh nguyệt.
Sử dụng thuốc tránh thai sẽ ngăn quá trình rụng trứng và vì vậy kỳ kinh nguyệt không xảy ra.
Thiếu vắng Hormone
Một số loại thuốc tránh thai có thể làm giảm lượng Hormone gây ra kinh nguyệt. Vì thế ngay cả khi ngừng dùng thuốc 1 tháng, phụ nữ cũng không thấy có kinh. Sẽ cần thời gian để chu kỳ kinh nguyệt trở lại như trước khi dùng thuốc.
Một số tác dụng phụ sau khi ngừng sử dụng thuốc
Ra chấm máu giữa hai kỳ kinh nguyệt.
Căng tức ngực.
Da và tóc khô hơn.
Đau đầu.
Một số người lại thấy những tác dụng phụ có ích lợi như:
Tăng ham muốn tình dục.
Ít đau đầu hơn.
Tâm trạng tốt hơn.
Ít buồn nôn.
Khi nào thì kinh nguyệt trở lại bình thường
Mỗi người lại có khoảng thời gian khác nhau để kỳ kinh trở lại, được quyết định dựa trên các yếu tố: stress, tập luyện, cân nặng, sức khỏe tổng quan…
Trong trường hợp các yếu tố sức khỏe bình thường thì kỳ kinh sẽ trở lại trong vòng 3 tháng.
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy có khoảng 83% các phụ nữ mang thai sau 1 năm kể từ khi ngừng sử dụng thuốc.
Nhóm hỗ trợ sinh đẻ Khoa Sản Nhi – Viện Y học Biển Việt Nam:
Bé sinh thiếu tháng thường bị chứng vàng da, do chất bilirubin dư thừa trong cơ thể không chuyển hoá được. Nguyên nhân chính là do gan của bé còn non yếu. Vàng da do tăng lượng bilirubin trong máu gọi là vàng da sinh lý. Thông thường, trong khoảng từ 2 đến 3 tuần sau khi sinh vàng da sinh lý sẽ tự hết.
Trường hợp vàng da kéo dài hơn ba tuần gọi là vàng da bệnh lý hoặc vàng da kéo dài.
Vàng da nguy hiểm thế nào?
Vàng da bệnh lý tức là nồng độ bilirubin trong máu quá cao, điều này khiến bé có nguy cơ điếc, bại não, tổn thương não khác.
Xử lý thế nào khi bé bị vàng da bệnh lý?
Các bác sĩ thường khuyến cáo cha mẹ cho bé kiểm tra các dấu hiệu của vàng da trước và sau khi xuất viện.
Khi vàng da xuất hiện và kéo dài nhiều ngày hoặc vàng đậm bất thường thì cha mẹ cần cho bé đi khám ở bệnh viện. Tuyệt đối không dùng các cách chữa mẹo được đồn đại là hiệu quả.
Trẻ bị vàng da bệnh lý
Dấu hiệu vàng da bệnh lý ở trẻ?
Vàng da xuất hiện sớm trước 24 giờ tuổi.
Mức độ vàng da càng lúc càng rõ, vàng toàn thân.
Tốc độ vàng da tăng nhanh.
Vàng da kéo dài đến trên 2 tuần (mặc dù sinh đủ tháng) hay trên 3 tuần (với trẻ sinh non).
Vàng da có kèm với bất kỳ dấu hiệu bất thường khác như: đi tiêu phân có mày trắng phấn, nôn, bú kém, bụng chướng, cơn ngưng thở, nhịp thở nhanh, nhịp tim chậm, hạ thân nhiệt, sụt cân, xanh tái, ban xuất huyết, ngủ li bì, gồng cứng người, co giật, hôn mê…
Chăm sóc trẻ bị vàng da kéo dài:
Đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ.
Nên cho trẻ bú thường xuyên. Điều này giúp làm sáng làn da trẻ. Không cần dùng sữa công thức hoặc nước lọc thay thế.
Nếu mẹ không thể cho con bú sữa mẹ vì chưa có sữa kịp thời, có thể chọn sữa công thức cho trẻ bú với tư vấn từ bác sĩ.
Mẹ nên giữ ấm cho trẻ hàng ngày. Đồng thời, mẹ nên chú ý trong việc chăm sóc rốn, vệ sinh thân thể cho trẻ.
Mẹ nên lưu ý tắm nắng đúng cách, đủ giờ cho trẻ vào buổi sáng sớm và xế chiều, lúc ánh nắng dịu rất tốt cho bệnh lý vàng da. Tắm nắng không thể khỏi bệnh nhưng sẽ là tác nhân làm ngưng tình trạng vàng da kéo dài và diễn tiến xấu.
Viện Y Học Biển Việt Nam hiện có cung cấp dịch vụ chiếu đèn cho trẻ sau khi sinh để phòng và điều trị vàng da bênh lý.
Vô tình biết thông tin là ở bên Mỹ 1 hũ sữa mẹ như hình bán 13-15$. Vì thế mom nào muốn nuôi con bằng sữa mẹ, sữa người thì phải trả khoảng 2000$- 4000$ / tháng cho việc mua sữa.
Vậy nên mới thấy nước mình toàn thích bỏ vàng lấy thau các mẹ nhỉ.
Sữa mẹ không có chất, sữa loãng và sẽ mất chất theo thời gian là những lầm tưởng phổ biến mà nhiều mẹ mắc phải. Hãy cùng Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố tìm hiểu về vấn đề này nhé:
THỜI GIAN CÓ LÀM SỮA MẸ MẤT CHẤT? 🔹 Sữa mẹ có thể thay đổi thành phần khá linh động thuỳ theo chế độ ăn của mẹ, hơn nữa lại có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp với nhu cầu và từng giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ. 🔹 Nghiên cứu phân tích sự thay đổi thành phần sữa mẹ theo thời gian trong 2 năm đầu đời của trẻ cho thấy rằng: Sữa mẹ theo thời gian hoàn toàn không mất đi dưỡng chất mà ngược lại. Trong năm thứ 2 cho con bú, các loại chất dinh dưỡng vĩ mô và các hợp chất sinh học quan trọng trong sữa mẹ (protein, lactoferrin, IgA, lysozyme,…) lại có nhiều hơn so với sữa mẹ trong năm đầu cho con bú.
TRONG NHỮNG NĂM SAU, SỮA MẸ CHỈ CÓ MÁU VÀ KHÔNG CÓ CHẤT DINH DƯỠNG? –> Sữa được tiết ra từ các tuyến vú trong bầu ngực mẹ và không liên quan đến các mạch máu, nên sữa vẫn là sữa, không trở thành máu được.
NÊN CHO BÉ BÚ MẸ BAO LÂU? –> Các tổ chức y khoa trên thế giới ghi nhận và khuyến cáo, khuyến khích mẹ cho con bú hoàn toàn, tối thiểu trong 6 tháng đầu tiên, và có thể kéo dài đến 2 tuổi hoặc sau 2 tuổi.
ĐẾN BAO GIỜ NÊN NGƯNG CHO BÉ BÚ MẸ? –> Đến khi nào mẹ hoặc con muốn ngưng bú thì thôi.
LIỆU CHỈ BÚ MẸ HOÀN TOÀN LIỆU BÉ CÓ CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ DƯỠNG CHẤT CHO CON? –> Sữa mẹ theo năm tháng vẫn có dinh dưỡng phù hợp cho bé theo từng giai đoạn. Sau 6 tháng đầu đời, dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ không thể đảm bảo được hoàn toàn yêu cầu dinh dưỡng để trẻ tăng trưởng, do đó trẻ nên được bắt đầu ăn dặm.
Hãy chia sẻ những thắc mắc và lo lắng của mẹ, Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố chắc chắn sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng mẹ trên hành trình cùng con khôn lớn. Chúc mẹ và bé luôn khoẻ mạnh nhé !
—
Nguồn tham khảo:
1. Policy statement; Breastfeeding and the use of human milk; American Academy of Pediatrics; Pediatrics;129(3): e827; 2012.
2. Eat for Health – Infant feeding guidelines; National health and Medical research Council; Department of health and aging; Australian Government, 2012.
3. Breast Feeding guidelines and Publications; World Health Organisation Website.
4. Extended breast – feeding: What you need to know; Mayo Clinic; America; April 17th, 2015.
5. Perrin M, Fogleman A, Allen J; A Longitudinal Study of Human Milk Composition Beyond One Year Postpartum; The FASEB Journal; 29(1); Supplement 582.6; April 2015.
6. Martin C.R, Ling P.R, Blackburn G.L; Review of Infant Feeding: Key Features of Breast Milk and Infant Formula; Nutrients; 8, 279; doi:10.3390/nu8050279; 2016.
Khó có thể biết chính xác thời điểm diễn ra dấu hiệu sắp sinh cũng như từ lúc dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện, mẹ bầu phải chờ bao lâu mới gặp được bé con. Tuy nhiên, khi nhận thấy những dấu hiệu sau đây, mẹ có thể biết thời điểm ấy sẽ không còn xa nữa. Mẹ bầu có thể tham khảo các dấu hiệu sắp sinh dưới đây nhé :
Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên
Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu. Riêng với những bà bầu sinh con lần thứ 2, dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu. Với mẹ mang thai lần đầu đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần.
Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, lạch bạch hơn. Một tin vui cho các mẹ bầu: Bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không
gian phổi, giúp giảm áp lực thai lên lồng ngực.
Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ
Ở giai đoạn này, một số mẹ bầu sẽ có cảm giác mệt mỏi như trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bụng ngày càng to, cồng kềnh và sự chịu đựng của thận sẽ làm mẹ khó có thể ngon giấc vào ban đêm trong suốt những tuần cuối thai kỳ. Vì vậy, bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ, mẹ nên tranh thủ chợp mắt ngay nhé!
Cảm giác mót rặn và mót tiểu nhiều hơn
Cùng triệu chứng sụt bụng thì dấu hiệu mót rặn nhiều hơn là do đầu em bé xuống thấp hơn gây chèn ép vào trực tràng và bàng quang. Vậy nên thể tích trực tràng và bàng quang bị thu hẹp lại, gây ra hiện tượng mót rặn và mót tiểu, thực tế mỗi lần tiểu tiện hoặc đại tiện các mẹ bầu ở giai đoạn này thường tiểu không nhiều và đại tiện không nhiều trong 1 lần nhưng có thể đi nhiều lần hơn trong một ngày.
Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính
Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung.
Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng hoặc màu nâu đen. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu.
Tuy nhiên,tùy tình trạng cơn co tử cung thưa hay mau mà cuộc chuyển dạ sẽ diễn ra sớm hay muộn, có trường hợp mẹ bầu có thể phải chờ thêm một vài ngày nữa. Ra máu âm đạo là một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.
Các cơn co thắt ngày càng mạnh và mau hơn
Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau tức bụng như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “đẩy” bé ra ngoài. Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối sẽ có cơn co tử cung sinh lý gọi là cơn co Braxton-Hicks, cơn co này chỉ gây cho mẹ cảm nhân được bụng mình đang gò cứng lên chứ không gây đau và không gây ra máu âm đạo. Cơn co này là động lực để em bé quay đầu (thường ở tuần 34 -35) và để em bé bình chỉnh ngôi thai sao cho thuận nhất với khung chậu của mẹ (38 -40 tuần)
Cơn co sẽ mạnh đủ gây cảm giác đau cho mẹ
Các cơn co diễn ra tự nhiên và bạn không thể làm gì để giảm được cơn co này
Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn
Tần suất cơn co: Tần suất cơn co tử cung ngày càng mau, ban đầu có thể 1 vài cơn/ ngày cho đến khi 10 phút có 1 đến 2 cơn là lúc bạn cần đến viện.
Cảm thấy các khớp được dãn ra
Trong suốt thai kỳ, hóoc-môn relaxin đã giúp cho các dây chằng của bạn trở nên mềm và dãn hơn. Đừng hốt hoảng nếu nhận thấy các khớp của mình nới lỏng ra, mẹ bầu nhé! Đó chỉ là một phản ứng tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng và cho thấy dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh rõ ràng nhất
Vỡ nước ối
Nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Tuy nhiên, đây chỉ là viễn cảnh trên phim thôi mẹ ơi. Thực tế, chỉ có một số ít bà bầu sinh ngay khi vỡ ối. Phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.
Cổ tử cung bắt đầu xóa mở
Ở thời điểm này, bác sĩ sẽ giúp bầu kiểm tra độ mở cổ tử cung. Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ nhanh chậm khác nhau.Đây là dấu hiệu chuyển dạ thực sự đó mẹ!
Ngừng tăng cân
Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, hoặc thậm chí có khi tụt vài kg. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Sụt cân có thể do lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới. Dấu hiệu này thường không đặc hiệu và dễ bị bỏ sót và cũng khó thực hiện
.10. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn sinh con. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra do ngôi thai tụt xuống thấp hơn
Khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ?
Tới giai đoạn “về đích”, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên. Chẳng hạn khi các cơn co thắt cứ 5 phút diễn ra một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng, phải gọi ngay cho bác sĩ. Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ nó diễn ra một cách khá dày đặc là lúc bạn cần báo cho bác sĩ.
Khi bạn nghĩ là có thể mình sắp sinh nhưng chưa chắc chắn, bạn nên gọi cho bác sĩ và họ sẽ chỉ cho bạn những gì sắp diễn ra. Không nên ngại ngùng hay lo lắng khi gọi ngoài giờ làm việc vì bác sĩ của bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn và cũng đã quá quen với những chuyện này rồi.
Bạn sẽ cần gọi ngay cho bác sĩ nếu:
Bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt
Bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể lẫn phân su của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé có thể cần theo dõi sát hơn.
Cảm thấy hoa mắt, nhìn mờ, đau đầu, đau vùng bụng bên phải hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng bạn cần đến viện để kiểm tra ngay.
Khi nhận thấy một trong 10 dấu hiệu sắp sinh ở trên mẹ bầu cần nhanh chóng thông báo cho người thân và tới bệnh viện phụ sản gần nhất để được hỗ trợ nhé!
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ hoặc cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Nộp bản chínhGiấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ).
– Người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân; giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn); sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).
– Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP)
Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước)
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn
-Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
– Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ
– Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
– Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân VN còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha hoặc mẹ là công dân VN cư trú ở trong nước còn người kia là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt:
Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi: được thực hiện tại UBND cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. (UBND cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.
Đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ: được thực hiện như quy định ở mục 1, trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ: UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của cha; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. (Tham khảo thủ tục liên quan đến việc nhận con tại bài viết: Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhận cha mẹ, nhận con ngoài giá thú) 4. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ: Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định nêu trên và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam:UBND cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
– Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch
– Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
– Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc. Thời gian nhận giấy khai sinh: từ Thứ 2 đến sáng Thứ 7 hàng tuần.
Lưu ý:
– Làm giấy khai sinh không tính lệ phí.
– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ phải đi khai sinh cho con. Nếu không thể đi được thì nhờ ông, bà hoặc người thân thích đi làm giùm. Quá thời hạn quy định thì bị phạt cảnh cáo(Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã)
Giấy chứng sinh tại Viện Y học biển – Khoa Sản nhi
Giải đáp một số trường hợp cụ thể
Làm giấy khai sinh theo hộ khẩu của bố, khi chưa nhập khẩu của mẹ?
Vợ tôi mới sinh con được 10 ngày và tôi muốn làm giấy khai sinh cho con theo hộ khẩu của tôi nhưng tôi chưa nhập khẩu cho của vợ tôi, như vậy có được hay không?
Trả lời :
Theo quy định hiện hành, tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn. Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
Với quy định nêu trên thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con bạn phải là UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (tức là nơi mẹ hoặc cha của con bạn đăng ký hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú). Do vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn làm giấy khai sinh theo hộ khẩu của bạn vẫn được, không cần phải nhập khẩu vợ bạn vào hộ của bạn rồi mới đăng ký khai sinh.
Làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn
2.1 Tôi và vợ tôi chưa đăng ký kết hôn. Tôi có thể về nơi cư trú của vợ tôi để làm khai sinh cho con tôi được không? Vợ tôi không thể về quê làm được.
“Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh”
Như vậy thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh trong trường hợp của bạn phải là UBND xã, phường, thị trấn nơi vợ của bạn đang cư trú. Do anh chị chưa có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, do đó con khi sinh ra sẽ là con ngoài giá thú. Anh phải về UBND xã, phường nơi vợ anh đang cư trú để kết hợp làm thủ tục nhận con và đăng ký khai sinh cho con theo quy định tại khoản 3 Điều 15 nói trên.
2.2 Chúng tôi đã đến cán bộ hộ tịch xã nhưng họ yêu cầu là phải có đăng ký kết hôn thì cháu mới được mang họ bố, nếu không thì là con ngoài giá thú và chỉ được mang họ mẹ, đồng thời phần tên của người cha trong giấy khai sinh sẽ được để trống. Vậy vợ chồng tôi phải làm thế nào để cháu được mang họ bố trong giấy khai sinh?
Trả lời:
– Trong trường hợp bạn không đăng ký kết hôn, vào thời điểm làm giấy khai sinh cho trẻ bạn có thể tiến hành thủ tục nhận con, UBND xã/phường sẽ kết hợp việc nhận cha và làm giấy khai sinh cho trẻ, theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị Định Số: 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch về thủ tục đăng ký khai sinh: 3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
– Theo quy định mục II, khoản 4, điểm b thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn chi tiết Nghị định 58/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch quy định: b) Trường hợp con sinh ra trước ngày cha, mẹ đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận, thì tên của người cha sẽ được ghi ngay trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con mà người cha không phải làm thủ tục nhận con.
Như vậy, bạn có thể đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Và bạn cần lưu ý về thời hạn đăng ký khai sinh là trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh trẻ.
Ngay sau khi sinh, thân nhiệt bé khoảng 37,50C – 380C, cao hơn nhiệt độ cơ thể mẹ. Sau 30 – 60 phút, nhiệt độ này bắt đầu giảm dần. Sau 2 – 4 giờ, thân nhiệt tiếp tục hạ đến mức thấp nhất. Với bé sơ sinh khỏe mạnh, được chăm sóc tốt thì thân nhiệt không giảm quá 1,50C, còn bé non tháng, thân nhiệt có thể giảm nhiều, nhất là khi nhiệt độ bên ngoài thấp. Sau 12 – 24 giờ, thân nhiệt duy trì ở mức 36,50C – 370C. Nguyên nhân là do bé phải tiếp xúc một cách đột ngột với môi trường bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể mẹ. Thân nhiệt của bé trở lại bình thường càng sớm khi bé khỏe mạnh, được chăm sóc tốt và bú sớm. Có 5 – 15% tổng số bé mới sinh có hiện tượng sốt sinh lý, xuất hiện vào ngày thứ 3 – 4 sau sinh, trong thời gian bé sụt cân nhiều nhất. Bé có thể sốt cao 390C – 400C trong vài giờ rồi trở lại bình thường. Nếu bé được bú mẹ và chườm nước ấm 370C – 380C ở trán, nách, bẹn, hậu môn… thì nhiệt độ sẽ hạ xuống, không cần đến thuốc hạ sốt. Lý do là bé nhận quá ít nước so với nhu cầu, vì thế, mẹ cần cho bé bú sớm, đủ theo nhu cầu.
Những ngày đầu sau sinh, cân nặng của bé giảm so với lúc ban đầu không quá 10%, bé vẫn ăn ngủ bình thường,… đó là sụt cân sinh lý. Nguyên nhân có thể do bé bị mất nước qua đường hô hấp, do bé bài tiết phân và nước tiểu hoặc do bé nôn những dịch bẩn, nước ối mà bé đã nuốt phải trong quá trình chuyển dạ. Có 2 loại sụt cân:
– Sụt cân nhanh và hồi phục nhanh: Ngay trong ngày đầu sau sinh, bé đã bắt đầu sụt cân và tiếp tục sụt cân ở ngày thứ 2 – 4, khoảng 20 – 50g/ngày. Sau đó, cân nặng của bé hồi phục bằng cân nặng ban đầu. Loại sụt cân này chiếm khoảng 25%, hay gặp ở bé khỏe mạnh, bút tốt, mẹ có nhiều sữa. – Sụt cân chậm và hồi phục chậm: Ngày thứ 2 – 3, bé mới bắt đầu sụt cân, tiếp tục sụt đến ngày thứ 7 – 8 rồi dừng lại, sau đó tăng cân từ từ, đến ngày 12 – 13 mới bằng cân nặng ban đầu. Loại này gặp nhiều hơn. Nếu cho bé bú sớm, bú theo nhu cầu, không cần giờ giấc thì chắc chắn bé sẽ sụt cân ít và phục hồi nhanh.
Vàng da sinh lý
Khi còn trong bụng mẹ, bé cần lượng hồng cầu lớn để mang oxy đến các tổ chức của cơ thể. Khi ra đời, lượng hồng cầu nhiều như vậy không còn cần thiết, chúng bị phá hủy và thải ra nhiều bilirubin, trong khi chức năng gan bé còn yếu, quá trình chuyển hóa bilirubin ở gan bị hạn chế. Trong máu còn tồn đọng nhiều bilirubin tự do, thành mao mạch xốp, sắc tố mật dễ thấm vào da, gây nên vàng da. Sau đó, gan làm việc bình thường, hồng cầu bị hủy ít đi, bilirubin giảm dần, da trở lại bình thường.
85 – 90% bé mới sinh bị tình trạng này. Vàng da thường xuất hiện vào ngày thứ 2 sau sinh, thường bắt đầu từ mặt rồi lan dần toàn thân. Vàng da đậm nhất vào ngày thứ 4, thứ 5, sau đó giảm dần và hết vào ngày thứ 8 – 10 sau sinh. Có một số ít bé bị vàng da nặng, kéo dài 3 – 4 tuần. Bé non tháng thì vàng da kéo dài hơn bé đủ tháng, bé trai vàng da đậm hơn bé gái, con so vàng da đậm hơn co rạ. Trong những ngày này, bé vẫn ăn ngủ tốt, đại tiểu tiện bình thường.
Những biến đổi ở bộ phận sinh dục ngoài
Vài ngày sau sinh, ở 1 số bé gái, âm hộ bị nề, 2 môi lớn nề và sẫm màu hơn, âm hộ tiết ra chất nhầy và một ít máu tươi như máu kinh. Hiện tượng này xuất hiện trong vài ngày rồi mất hẳn. Đó là do bé nhận nội tiết tố của mẹ truyền sang. Đối với bé gái, nội tiết tố này tác động vào niêm mạc tử cung, làm niêm mạc dày lên và bong da, bài tiết ra một ít máu ở âm hộ. Còn đối với bé trai, nội tiết tố này tác động vào môn vị, làm cơ môn vị dày lên, gây hẹp môn vị. Đây là lý do vì sao hẹp môn vị hay gặp ở bé trai.
Trẻ sơ sinh khi vừa lọt lòng rất cần thường xuyên tắm vì trẻ vừa trải qua một thời gian dài sống trong môi trường nước ối. Hơn nữa, khi chào đời da trẻ vẫn còn dây phân, nước tiểu, nước ối nên nếu được tắm rửa sẽ tẩy gột được vi khuẩn gây bệnh, các chất độc hại.
Tắm sạch cho bé có thể loại trừ được mệt mỏi, quấy khóc, nâng cao sức đề kháng của trẻ. Tắm thường xuyên sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, cơ thể trẻ nhanh tuần hoàn, nuôi dưỡng da, bảo vệ các tế bào thượng bì không bị tổn hại, điều chỉnh công năng hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy sự phát dục tăng trưởng của trẻ. Nếu bạn tắm sạch cho bé có thể loại trừ được mệt mỏi, quấy khóc, nâng cao sức đề kháng của trẻ.
Tắm bé là dịp kiểm tra toàn diện về da của trẻ xem có hiện tượng gì khác lạ không, vì rất nhiều bệnh truyền nhiễm đều được biểu hiện ra bằng các nốt mẩn mụn nổi trên da. Vậy nhưng tắm cho trẻ sơ sinh không hề đơn giản nhất là khi trẻ chưa rụng rốn nên rất cần phải người có chuyên môn, kinh nghiệm tắm bé trợ giúp.
Tại Viện Y học biển, với đội ngũ điều dưỡng chuyên nghiệp, việc tắm rửa cho bé sẽ cực kỳ dễ dàng, thuận tiện. Bé sẽ được chăm sóc bằng cả trái tim và tấm lòng của các bác sĩ và điều dưỡng tại đây. Hãy lựa chọn nơi sinh nở an toàn, chăm sóc mẹ và bé chu đáo tại Khoa Sản Nhi – Viện Y học biển Việt Nam
Hình ảnh: Bản quyền thuộc về Viện Y học biển, Tùng Lâm. Hình ảnh được chụp từ nhiều bé sinh tại Viện Y học biển.
☘☘☘☘☘☘☘☘☘
—– Khoa Sản Nhi – Viện Y học biển VN —–
SỨC KHỎE CỦA MẸ – TƯƠNG LAI CHO BÉ 🏠 Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng ☎ 0225 3 519 687 ( Máy lẻ 117)