0225.3.519.687

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 34

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 34 của thai kỳ

Bé của chúng ta đã biết nhắm mắt khi ngủ và mở mắt khi tỉnh giấc, từ đó mà hình thành chu trình thức – ngủ của cơ thể. Lớp màng sinh học gọi là vernix bao bọc và bảo vệ cơ thể bé đang dày lên. Lớp màng này sẽ tách ra trong vài tuần kế tiếp. Cùng với sự lớn lên của bé, mẹ có thể đôi khi nhìn thầy dấu chân và tay của bé in lên bụng mình khi bé ấn, đấy, đạp từ bên trong. Móng chân và móng tay của bé đã dài đủ để chạm đến đầu ngón tay. Sau khi bé sinh khoảng một tuần mẹ sẽ cần đến chiếc bấm móng tay tí hon đấy.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 34

Tử cung của mẹ tiếp tục giãn nở ra. Bụng của mẹ đã nhô lên khoảng 13 centimet so với lúc trước khi mang thai. Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy như mắt mình mờ đi, nhìn không rõ. Đó là do mắt đang chịu ảnh hưởng của hormone thai kỳ. Hormone này còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và các dây chằng của mẹ.

Ngoài việc nhìn mờ đi, mẹ cũng sẽ thấy mắt bị khô hơn làm cho việc đeo kính áp tròng trở nên khó chịu hơn. Trong giai đoạn này mẹ nên dùng kính gọng hơn là kính áp tròng nhé. Những trịệu chứng này chỉ là tạm thời, thường sẽ biến mất sau khi mẹ sinh bé.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 33

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 33 của thai kỳ:

Tuần thứ 33 là tháng thứ 8, thuộc giai đoạn giữa của tam cá nguyệt thứ ba. Chỉ còn một tháng rưỡi nữa là đến ngày bé chào đời. Bé đã đạt chiều dài tối đa và sẽ còn phát triển thêm chút cân nặng trong các tuần còn lại. Trung bình bé sẽ có chiều dài khoảng 43 centimet và nặng 1,8 kilogam. Trong tuần sắp tới bé có thể lớn thêm 2,5 centimet và tăng thêm đến 200 gam cân nặng.

Mẹ có thể cảm giác như bé đang đạp và đẩy mạnh hơn. Đó là vì bé đã có kích thước lớn nên phần trăm nước ối trong bụng mẹ giảm đi. Lượng nước ối đã đạt đến mức tối đa trong tuần thứ 33 này.

Bé của mẹ bắt đầu có phản xạ nhắm mắt khi ngủ và mở mắt khi thức giấc. Vì thành tử cung của mẹ đang mỏng đi, cho phép nhiều ánh sáng xuyên qua hơn. Nhờ thế bé thậm chí có thể nhận biết và ghi nhớ được sự thay đổi ngày và đêm.

Một sự kiện trọng đại trong tuần này đó là bé đã có hệ miễn dịch riêng cho mình. Kháng thể từ cơ thể mẹ sẽ tiếp tục được chuyển qua để xây dựng hệ miễn dịch cho thai nhi, sẵn sàng bảo vệ bé khỏi các loại vi khuẩn khi bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 33 của thai kỳ:

Theo thống kê, trong giai đoạn này có 3 trên 4 các mẹ bị chứng mất ngủ, hay tỉnh dậy giữa đêm. Nguyên nhân tình trạng này là do sự thay đổi hormone, buồn tiểu giữa đêm, chuột rút chân, nóng trong và nặng nề phần bụng. Ngoài ra còn phải kể đến những lo lắng, stress của mẹ về thai kỳ cũng góp phần gây nên tình trạng mất ngủ. 

Ở tuần thứ 33 cơ thẻ mẹ đang rất cần được nghỉ ngơi và phải hạn chế lo âu. Mẹ hãy thử các cách thư giãn trước mỗi giấc ngủ như tắm nước ấm, uống một chút sữa ấm, nghe nhạc êm dịu. Cần tránh tập luyện thể dục, xem ti vi, điện thoại, ăn uống no ngay trước khi ngủ. Nếu được có thể nhờ người nhà mát xa nhẹ nhàng cho mẹ trước giấc ngủ.

…………………………………………………………
Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 32

Sự phát triển của bé ở tuần thứ 32:

Tuần thứ 32 là tháng thứ 8 của thai kỳ, bé đã có kích thương tương đương với một trái dừa. Trong vài tuần qua bé đã liên tục tập luyện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống ngoài bụng mẹ. Các kỹ năng bao gồm nuốt, hít thở, bú mút, đá chân. Hệ tiêu hoá cũng vào vị trí sẵn sàng để chuẩn bị cho sự chuyển tiếp sang nhận dinh dưỡng theo đường miệng.

Còn vài tuần nữa bé mới ra đời nhưng trông bé đã ngày càng giống với giai đoạn sơ sinh. Lớp mỡ tích luỹ dưới da đã khiến da không còn trong suốt. Bé cũng đã có chu kỳ thức – ngủ luân phiên.

Mẹ sẽ cảm thấy bé đập tay, đạp chân nhiều hơn. Đó là vì tuy bé nằm thoải mái trong bụng mẹ nhưng không gian đã có phần hẹp lại. Bé đã trở lại với tư thế nằm co người và chuyển dần đến vị trí chúc ngược đầu xuống. Từ tư thế này bé sẽ ra đời dễ dàng hơn. Có 5% các bé lại có tư thế nằm với đầu hướng lên, gọi là thai ngôi ngược. Trong trường hợp này các bác sĩ và hộ sinh sẽ có can thiệp để giúp mẹ đón bé an toàn.

Cơ thể mẹ ở tuần thứ 32:

Mẹ có thể trải nghiệm những cơn gò sinh lý (Braxton Hicks contractions) chèn ép lên tử cung. Đây là cách tử cung tập luyện để chuẩn bị cho quá trình sinh. Mỗi cơn gò sẽ kéo dài 15 tới 30 giây, bắt đầu từ đỉnh tử cung và lan xuống dưới. Cá biệt có những cơn gò kéo dài tới 2 phút. Tuy nhiên mẹ sẽ biết ngay đây chưa phải dấu hiệu sinh nếu cơn gò chấm dứt khi mẹ đổi tư thế. Bởi vậy để hạn chế sự khó chịu của những cơn gò sinh lý mẹ hãy đứng dậy đi bộ một chút. Nếu các cơn gò mạnh hơn và kéo dài lâu thì mẹ cần liên hệ với bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu sinh sớm.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 31

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 31: 

Tuần thứ 31 là tháng thứ 7 của thai kỳ, bé giờ đã có kích thước ngang một trái dừa khô. Cả năm giác quan của bé đều đang tích cực tương tác với âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ…Hàng tỷ kết nối thần kinh đang được hình thành với tốc độ rất nhanh. Bé thậm chí có thể phân biệt được mùi của các loại thức ăn khác nhau mà mẹ ăn vào thông qua nước ối. Mùi của mẹ sẽ là một trong những mùi đầu tiên mà bé nhận ra và yêu thích.

Bé sẽ dành nhiều thời gian để say giấc ngủ hơn và khiến mẹ nhận biết rõ rệt hơn rằng bé đang nghỉ hay vui chơi. Ngoài những lúc ngủ say thì một ngày của bé còn khá bận rộn để làm mặt xấu, vỗ tay, đạp chân, nấc cục, tập hít thở và mút tay nữa.

Cơ thể mẹ ở tuần thứ 31

Khi mang thai tới tuần thứ 31, tử cung của mẹ phình to ra và đẩy các cơ quan nội tạng khác lên trên. Bởi vậy phổi của mẹ sẽ không thể giãn nở tối đa và dẫn đến việc mẹ thường cảm thấy khó thở hơn. Hiện tượng này sẽ giảm dần về cuối thai kỳ khi thai nhi dịch chuyển xuống dưới xương chậu. Để phần nào khắc phục tình trạng khó thở mẹ hãy nhớ chia phần ăn thành những bữa nhỏ để không ăn quá no, nằm ngủ nghiêng bên phải và khi đứng thì thẳng người hết mức có thể để dễ thở hơn.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 30

Tuần thứ 30 là tháng thứ 7 của thai kỳ. Đây là thời điểm cơ thể bé tăng tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là não bộ của bé phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó cơ thể mẹ lại đón nhận những dấu hiệu giống như dấu hiệu báo thai sớm của tam cá nguyệt đầu tiên, ví dụ như thường xuyên cảm thấy buồn tiểu.

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 30 

Trong tuần thứ 30 bé có thể nặng tới 1,4 kg và sẽ tiếp tục tăng thêm khoảng hơn 200 gram mỗi tuần từ giờ cho đến hết thai kỳ. Não bộ của bé cũng là phần phát triển với tốc độ nhanh và sẽ sớm hình thành các nếp nhăn vỏ não. Các nếp nhăn sẽ giúp tăng số lượng mô não, sẵn sàng cho cuộc sống ngoài bụng mẹ.

Khi não bộ của bé và lớp mỡ đã hỗ trợ ổn định thân nhiệt thì lớp lông măng tên là Lanugo vốn giữ ấm cho bé bắt đầu biến mất. Một vài bé có thể sinh ra với một chút của phần lông măng này ở vai và lưng nhưng nó sẽ sớm rụng đi vài tháng sau sinh.

Một thay đổi lớn khác trong tuần này là tuỷ xương của bé bắt đầu tự tạo ra các tế bào hồng cầu. Đây là quá trình quan trọng để đảm bảo cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Cơ thể mẹ ở tuần thứ 30 

Trong tuần này mẹ có thể lại trải qua những cảm giác của tam cá nguyệt đầu tiên với các triệu chứng như: Thường xuyên buồn tiểu do phần đầu của bé sa thấp xuống chèn ép lên bàng quang. Ngực căng tức để chuẩn bị sản sinh ra sữa. Thêm vào đó là mệt mỏi, nóng trong…

Đặc biệt mẹ sẽ hay cảm thấy nóng rực

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 29

Tuần thứ 29 của thai kỳ 

🍓 Mẹ sẽ cảm thấy bé hay quẫy đạp hơn vì lúc này cơ thể bé đã phát triển khá lớn và bụng mẹ bắt đầu chặt chội rồi. 🐣🐣🐣

🍓 Một số mẹ có thể bị giãn tĩnh mạch ở chân nổi lên kèm theo nhức ngứa. Để phòng ngừa thì mẹ đừng đứng hoặc ngồi quá lâu nhé. Mẹ nên có kế hoạch đi lại nhẹ nhàng kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ.

🍓 Nếu bị suy giãn tĩnh mạch trong giai đoạn này thì mẹ cũng đừng lo lắng. Các triệu chứng sẽ biến mất khoảng vài tháng sau khi sinh bé. 💃💃💃

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 28

Tuần thứ 28 của thai kỳ

🍓 Tuần thứ 28 là dấu mốc bắt đầu tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ rồi. Thật là kỳ diệu khi hai phần ba hành trình mang thai đã trôi qua. 🤗🤗🤗

🍓 Bé của bạn bắt đầu có những giấc ngủ sâu thật sự và thậm chí gần như bé cũng có những giấc mơ nữa.

🍓 Bé sẽ thường xuyên chớp chớp mắt để thực tập phản xạ hữu ích này. Việc chớp mắt sẽ loại bỏ bụi bẩn và bảo vệ cho mắt khỏi dị vật. 👁️👁️👁️

🍓 Làn da của mẹ, đặc biệt là phần bụng sẽ trở nên rất nhạy cảm với những tác động của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, chất clo và đôi khi là cả một số loại thức ăn nữa. Nếu bị ngứa rát trên da mẹ có thể thoa kem dưỡng da đặc trị (calamine lotion) nhé.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 27

Tuần thứ 27 của thai kỳ

🍓 Tuần thứ 27 là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ hai. Hành trình mang thai của mẹ đã trải qua 2/3 chặng đường rồi!

🍓 Thời điểm này bé không những có thể nghe mà còn ghi nhớ được giọng nói của người trong gia đình. Mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và hát cho bé nghe nhé. 👶👶👶

🍓 Bé bắt đầu có những cơn nấc cục bất ngờ. Mỗi lúc như vậy mẹ sẽ cảm thấy bé đạp mạnh. Nhưng mẹ đừng lo lắng, đó chỉ là phản ứng thông thường khi bé làm quen với những mùi vị khác lạ thôi.

🍓 Mẹ hãy tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, uống đủ nước và đi ngủ với chân được kê cao để tránh tê bì phần thân dưới. 🥛🥛🥛

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 26

Tuần thứ 26 của thai kỳ 

🍓 Trong khoảng tuần này bé của bạn bắt đầu có thể mở hé mắt và sóng điện não cũng bắt đầu xuất hiện. Có nghĩa là bé có thể nghe thấy âm thanh và phản hồi lại. 👂👂

🍓 Mẹ có thể gặp phải tình trạng mất ngủ thai kỳ do tức bụng, chuột rút và buồn tiểu. Nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển của thai nhi đã chèn ép ruột già và bàng quang. 😑😑

🍓 Mẹ nên có chế độ tập luyện nhẹ ban ngày, hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ, tập hít thở sâu để ngăn ngừa tình trạng mất ngủ này. 🚶🚶

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 25

Tuần thứ 25 của thai kỳ 

🍓 Thời gian ở trong bụng mẹ, nước ối sẽ luôn giữ cho bé có nhiệt độ dễ chịu hoàn hảo, không bao giờ lo nóng hay lạnh. 🌡🌡

🍓 Các mạch máu bắt đầu hình thành trong phổi của bé, chuẩn bị cho những hơi thở đầu tiên.

🍓 Ở 25 tuần mang thai, bụng của mẹ giờ đây đã có kích thước ngang một quả bóng đá rồi. ⚽️⚽

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/