0225.3.519.687

Quá trình phát triển của bé trong năm đầu đời – tuần I

Quá trình bé lớn lên và phát triển trong năm đầu tiên của cuộc đời hứa hẹn tràn đầy niềm vui cho ba mẹ mà cũng kèm theo không ít bối rối. Loạt bài viết dưới đây hy vọng sẽ cung cấp thêm cho ba mẹ nhiều thông tin về những mốc phát triển quan trọng của bé trong năm đầu tiên này. Thêm vào đó là nhiều lời khuyên và mẹo hữu ích từ chuyên gia sẽ rất bổ ích trong việc chăm sóc bé.

Quá trình phát triển của bé sơ sinh và 1 tuần tuổi

Sau 9 tháng mong chờ cuối cùng bé của mẹ cũng đã nằm gọn trong vòng tay của mẹ đây rồi. Lúc mới ra đời bé sẽ có đôi mắt sưng và đầu nhọn. Đây là điều bình thường khi mà bé đã trải qua thời gian dài trong môi trường nước ối và trải qua quá trình lách để ra đời. Trong vài tuần sắp tới bé sẽ càng ngày càng trở nên xinh xắn hơn. Mẹ đừng quên trải nghiệm trọn vẹn lần đầu ôm bé, da kề da và cho bé bú. Cảm xúc thiêng liêng này sẽ làm củng cố mối liên kết với thành viên mới của gia đình.

Trong tuần này bé có thể tự nâng đầu lên nếu được đặt nằm sấp. Tầm nhìn của bé có thể tập trung vào vật thể trong khoảng cách 20-30 centimet, tương đương với khoảng cách đến khuôn mặt của ba mẹ khi ngắm nhìn bé. Bé có những phản xạ cơ thể cơ bản như phản xạ bú mẹ hay đổi bên quay đầu khi nằm ngủ. Trong những ngày đầu bé sẽ ngủ rất nhiều như để lấy lại sức sau quá trình ra đời kéo dài. Trong tuần sắp tới bé sẽ thức giấc nhiều hơn.

Bé sơ sinh đủ tháng có cân nặng khoảng từ 2,6 kg tới 4,6 kg. Bé sẽ tiếp tục tăng cân trong những ngày tới nhờ dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên

Ba tháng đầu của thai kỳ là lúc mẹ sẽ gặp những cơn ốm nghén và chứng ợ nóng, khiến việc ăn uống đầy đủ bị xao nhãng. Cơ thể mẹ đang trải qua sự gia tăng lượng hormone và có thể dẫn đến buồn nôn. Hormone progesterone nói riêng có thể kích hoạt sự khó tiêu hóa, bao gồm táo bón và trào ngược. Vì vậy việc ăn uống không những phải đầy đủ dưỡng chất mà còn phải làm sao cho mẹ dễ ăn , dễ hấp thụ.

Trong thời kỳ đầu mang thai, nhiều mẹ sắp sinh cảm thấy không còn muốn ăn những món mà mẹ từng yêu thích như thịt, cá, hoa quả… Mẹ đừng nên lo lắng vì thông thường cảm giác thèm ăn sẽ trở lại vào tam cá nguyệt thứ hai. Thời điểm hiện tại, mẹ đừng quá căng thẳng chỉ vì không ăn được nhiều. Thay vào đó, mẹ hãy tập trung vào việc nạp đủ chất dinh dưỡng, các vitamin thiết yếu để giữ sức khoẻ ổn định.

Mẹ cần được cung cấp bao nhiêu năng lượng trong ba tháng đầu tiên?

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, năng lượng cần cung cấp cho bé vẫn còn khá nhỏ. Mẹ nên nạp vào cơ thể khoảng 2,000 calo mỗi ngày. Đôi khi chuyên gia dinh dưỡng có thể đề nghị nạp nhiều hơn tùy thuộc theo mức độ hoạt động của mẹ. Con số 2000 calo cũng là mức năng lượng khuyến nghị dành cho nữ giới trưởng thành.

Mẹ hãy cố gắng ăn đủ ba bữa một ngày, cộng với một hoặc hai bữa ăn nhẹ. Nếu mẹ không ăn được nhiều thì hãy tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Mẹ hãy chọn những thực phẩm vừa bổ dưỡng vừa ngon tại thời điểm đó. (Trong ba tháng đầu mẹ sẽ thấy nghén một số món nhất định và nhiều khi việc nghén lại thay đổi tuỳ theo giờ), Mẹ có thể ăn bất cứ thứ gì đang thèm, miễn là thực phẩm sạch và đủ dưỡng chất.

Mẹ cần những chất dinh dưỡng nào trong ba tháng đầu?

Dinh dưỡng đầy đủ cần được quan tâm trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên trong ba tháng đầu, mẹ hãy tập trung đặc biệt vào:

– Axit folic: Đây là vi chất dinh dưỡng thiết yếu nhất trong giai đoạn trước khi sinh nói chung. Đó là bởi vì axit folic (còn được gọi là vitamin B9 hoặc folate, khi nó ở dạng thực phẩm) đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Mức axit filic được khuyến nghị mỗi ngày là 600 microgam. Mẹ hãy bổ sung bằng cách uống bổ sung vitamin và ăn cam, dâu tây, rau lá xanh, các loại hạt, súp lơ và củ cải đường.

– Protein: Cần thiết cho sự phát triển cơ bắp của cả mẹ và em bé của bạn, ngoài ra còn hỗ trợ sự phát triển mô tử cung. Mức khuyến cáo mỗi ngày là khoảng 75 gram từ các nguồn là trứng, sữa chua và thịt gà.

– Canxi: Là dưỡng chất rất quan trọng đối với răng và xương đang phát triển của bé. Vì em bé đang lớn sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ, quá ít canxi trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến xương giòn (loãng xương) sau này. Nói chung, mẹ được khuyến nghị nên nạp vào 1,000 miligam mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống cân bằng tốt bao gồm sữa, phô mai, sữa chua và rau lá xanh đậm. Nếu mẹ lo lắng rằng mình có thể bị thiếu hụt canxi thì hãy liên hệ với các chuyên gia dinh xem có nên bổ sung hay không.

– Sắt: Sắt ngày càng quan trọng khi mẹ phải tăng nguồn cung cấp máu để đáp ứng nhu cầu của em bé đang lớn. Khối lượng 27 miligam mỗi ngày có thể là một thách thức để tiếp cận nếu chỉ thông qua thực phẩm, vì vậy mẹ có thể cần uống thêm viên bổ sung sắt để giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai. Sắt được cung cấp bởi thịt bò, thịt gà, trứng, đậu phụ và rau bina.

Thực phẩm giàu vitamin C như cam, bông cải xanh và dâu tây thúc đẩy sự phát triển xương và mô ở em bé đang phát triển và tăng cường hấp thụ sắt. Bởi thế mẹ nên dùng 85 miligam mỗi ngày.

– Kali: Dưỡng chất này kết hợp với natri để giúp cơ thể duy trì sự cân bằng chất lỏng và cũng điều chỉnh huyết áp. Lượng khuyến cáo là 2,900 miligam mỗi ngày thông qua viên vitamin và các loại thực phẩm như chuối, quả mơ và quả bơ.

– DHA: Là một axit béo omega-3 quan trọng, DHA được tìm thấy trong các loại thuỷ sản như cá cơm, cá trích và cá mòi. Có thể mẹ sẽ cảm thấy nôn nao không muốn ăn hải sản những ngày này, vì vậy hãy hỏi bác sĩ của về việc bổ sung DHA.

Những thực phẩm tốt nhất cho ba tháng đầu

Các chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt khuyên dùng những thực phẩm sau đây vì chúng là nguồn giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng đa lượng mà cơ thể mẹ (và cơ thể đang phát triển của bé) cần để phát triển mạnh mẽ.

– Thịt nạc: Một nguồn chất sắt và protein dồi dào, các loại thịt nạc được nấu chín kỹ lưỡng như thịt thăn bò, thăn lợn, gà tây và thịt gà cung cấp tất cả các axit amin đóng vai trò xây dựng tế bào.

– Sữa chua: Canxi và protein trong sữa chua sẽ hỗ trợ cấu trúc xương. Nên lựa sữa chua nguyên vị và ít đường bổ sung.

– Đậu nành: chứa nhiều protein chay, cộng với một số canxi, sắt và folate.

– Chuối: chuối là một trong những nguồn cung cấp kali tốt nhất và vị của chuối không làm ngán hay buồn nôn.

– Đậu và đậu lăng: Tuy nhỏ bé nhưng đầy dưỡng chất như sắt, folate, protein và chất xơ.

– Trà gừng. Các sản phẩm gừng, như trà gừng hoặc mứt gừng có thể giúp chống buồn nôn.

Mẹ nên ăn gì khi phải vật lộn với chứng ốm nghén và buồn nôn?

Khoảng 75 phần trăm các bà mẹ tương lai bị buồn nôn, đau dạ dày hoặc các triệu chứng ốm nghén khác trong ba tháng đầu của thai kỳ. Các giải pháp để khắc phục là:

– Nạp năng lượng với các bữa ăn nhỏ cách nhau vài giờ thay vì cố gắng ăn ba bữa ăn lớn mỗi ngày. Để quá lâu không ăn hoặc ăn một lúc quá nhiều sẽ làm cơn buồn nôn tệ hơn.

– Tránh thực phẩm cay và rất chất béo, vì những món này có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc khó chịu ở dạ dày.

– Nên ăn những thực phẩm lạt và nguội bằng nhiệt độ phòng khi mẹ cảm thấy buồn nôn nhất. Chẳng hạn như sữa chua với trái cây, phô mai chuối với các loại hạt hoặc một chiếc bánh mì tròn nhỏ với bơ hạt. Thực phẩm nóng có nhiều khả năng phát ra mùi có thể làm cho buồn nôn tồi tệ hơn.

– Hãy thử các món ăn lỏng hoặc có kết cấu mềm mại như cháo, súp, một ly sinh tố tự làm, bột yến mạch hoặc mì ống khi dạ dày của bạn cảm thấy khó chịu.

– Giữ bên mình những món ăn nhẹ và khô để nhấm nháp như bánh quy mềm, bánh quy giòn và ngũ cốc khô ít đường.

Mẹo ăn uống lành mạnh trong ba tháng đầu cho mẹ:

– Mẹ nên ăn uống đầy đủ trong ba tháng đầu tiên, nhưng hãy cố gắng đừng lo lắng quá nhiều về chuyện đó, vì điều này có thể làm tăng thêm căng thẳng không cần thiết.

– Sự đa dạng các món ăn rất quan trọng nhưng tạm thời mẹ cứ thoải mái với chính mình, ăn những gì mình thích. Khi cơn buồn nôn và ốm nghén giảm bớt trong tam cá nguyệt thứ hai mẹ có thể ăn chọn lọc sau.

– Giữ đủ nước:  Đổ đầy nước vào ly và đặt nó gần đầu giường của mẹ trước khi đi ngủ, sau đó thức dậy và uống nó trước khi bắt đầu ngày mới. Nếu nước thường không ngon miệng, có thể thêm một lát chanh, dưa chuột hoặc quả mọng.

– Ăn thực phẩm nhẹ chất lượng: Giữ lượng đường trong máu của mẹ ổn định suốt cả ngày bằng cách ăn các món ăn nhẹ lành mạnh, chẳng hạn như một nắm nhỏ các loại hạt, một vài bánh quy ngũ cốc nguyên hạt với phô mai, một miếng trái cây tươi hoặc một lát bánh mì nướng.

– Bổ sung vitamin bằng các viên uống hàng ngày vì nhiều khi chỉ ăn uống thôi là không đủ.

– Nếu có gì vướng mắc mẹ hãy liên hệ với Khoa sản nhi Viện Y học biển để được tư vấn. Các bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ về các loại thực phẩm và đồ uống cần tránh hoàn toàn trong ba tháng đầu tiên, chẳng hạn như rượu, sữa chưa tiệt trùng và thịt chưa nấu chín.

Nguồn tham khảo: www.whattoexpect.com/pregnancy/eating-well-menu/first-trimester.aspx

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 42

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 42

Mặc dù việc bé ra đời muộn sau ngày dự sinh là bình thường nhưng mẹ cũng nên có vài sự chuẩn bị trong tuần này. Bác sĩ có thể làm một vài bài test hoặc siêu âm để chẩn đoán và quyết định có sinh mổ hay không.

Bé ra đời muộn có thể có làn da khô, nứt nẻ do lớp màng sinh học bảo vệ đã tách ra từ tuần trước. Nhưng các dấu hiệu này chỉ là tạm thời và sẽ biến mất nhanh chóng.

Bé có thể có tóc và móng tay dài hơn các bé cùng lứa, rất ít hoặc không có lanugo (lớp lông mềm trên cơ thể để giữ ấm)

Cơ thể mẹ ở tuần thứ 42

Nghiên cứu cho thấy 70% các mẹ sinh quá ngày thực ra không hề bị quá. Nguyên nhân vì việc tính tuần tuổi thai nhi rất dễ bị sai lệch nếu ngày rụng trứng của mẹ không cố định. Chỉ có 2% các mẹ là thực sự mang thai và sinh quá ngày. Nếu mẹ thuộc số đó thì cũng đừng quá lo lắng. Với sự theo dõi sát của các bác sĩ, mẹ sẽ được kích thích chuyển dạ hoặc sinh mổ nếu cơn chuyển dạ không đến tự nhiên.

 

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 41

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 41

Tuần thứ 41 nghĩa là mẹ đã rất gần ngày sinh và ngày dự sinh cũng đã qua một chút rồi. Nếu muộn hơn mà bé vẫn chưa ra đời thì bác sĩ sẽ dùng đến phương pháp kích thích chuyển dạ. Khi ra đời móng tay của bé sẽ hơi dài hơn một chút, dài quá đầu ngón tay.Sau một tuần tuổi bé có thể được cắt móng tay bằng dụng cụ chuyên dụng.

Bé ra đời trong tuần thứ 41 sau ngày dự sinh vẫn không phải là sinh muộn. Theo thống kê thì chỉ có 5% các bé là sinh đúng trong ngày dự sinh và có đến 10% các bé ra đời muộn quá 41 tuần. Ngoài ra đôi khi việc tính tuần tuổi thai nhi có thể sai lệch nên thời điểm mẹ sinh bé tưởng muộn mà lại không muộn chút nào.

Hệ nội tiết của bé bắt đầu làm việc và sinh ra các hormone. Các nhà khoa học có giả thuyết rằng các hormone giống như tín hiệu gửi đến cơ thể mẹ để kích thích việc chuyển dạ. Trong quá trình được sinh ra, cơ thể bé cũng tạo ra nhiều stress hormone có tác dụng kích thích bản năng sinh tồn, giúp cơ thể bé hít lấy hơi thở đầu tiên và mau chóng làm quen với cuộc sống không phụ thuộc vào oxy, chất dinh dưỡng truyền qua dây rốn.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 41

Trong tuần thứ 41, mẹ sẽ được thảo luận với bác sĩ về khả năng kích thích chuyển dạ. Nếu quá trình sinh diễn ra mẹ sẽ thấy hiện tượng bong nút nhầy tử cung, ra máu và vỡ ối. Khi mẹ cảm thấy các cơn co báo hiệu chuyển dạ thì cần thông báo ngay với bác sĩ và các hộ sinh. Cảm giác chuyển dạ sẽ giống như sự co cứng hoặc đau lưng dưới. Đa phần các trường hợp cơn co sẽ bắt đầu tứ sau lưng và lan dần ra phía trước.

 

 

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 40

Quá trình phát triển của bé trong tuần 40 của thai kỳ

Tất cả các cơ quan của bé đều đã hoàn thiện và hoạt động tích cực cho cuộc sống ngoài bụng mẹ của bé. Nếu bé chưa ra đời gần ngày dự sinh trong tuần này thì mẹ sẽ bước sang tuần 41 và đó là điều rất bình thường. Theo thống kê có đến một phần ba các mẹ sinh bé muộn hơn so với ngày dự sinh.

Trong tuần 40 này bình quân bé có cân nặng từ 2,7 đến 4 kilogram và chiều dài từ 48 tới 55 centimet. Nếu bé lớn hoặc nhỏ hơn mốc trên thì mẹ cũng đừng lo lắng, có rất nhiều bé ít cân hoặc vượt cân mà sức khoẻ vẫn bình thường.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 40

Tuần 40 là mốc chính thức kết thúc thời gian mang thai của mẹ. Cơ thể mẹ đang tiết ra sữa rất giàu dinh dưỡng và nhiều kháng thể để cung cấp cho bé yêu trong 6 tháng đầu đời. Một dấu hiệu của thời điểm sinh nở đó là vỡ ối. Bé sẽ ra đời trong vòng 24 giờ sau khi có hiện tượng này ở mẹ. Rất nhiều mẹ chia sẻ với nhau sự lo lắng khi gần đến ngày sinh nở. Nhưng mẹ có thể yên tâm vì sinh nở là việc diễn ra tự nhiên và bên cạnh mẹ có các bác sĩ, hộ sinh giàu kinh nghiệm của Khoa sản nhi Viện Y học Biển.

 

 

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 39

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 39

Chỉ còn 1-2 tuần nữa là đã đến ngày bé chào đời, giờ đây bé đã lớn bằng một quả dưa vàng. Não bộ của bé đang phát triển với tốc độ rất nhanh và sẽ giữ đà như vậy trong ba năm đầu đời. Sau khi sinh bé mẹ sẽ dễ dàng nhận ra rằng nhận thức của bé tiến triển lên rõ rệt từng tuần một. Tuyến lệ của bé chưa phái triển để tạo ra nước mắt nên phải khoảng 1 tháng sau khi sinh thì bé mới khóc ra nước mắt lần đầu tiên. Làn da của bé đang chuyển từ hồng sang trắng, bất kể bé có màu da thực là gì. Nguyên nhân do lớp mỡ được tích tụ dày dưới da. Sau khi ra đời bé mới có làn da mang màu sắc thực của mình.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 39

Đây là giai đoạn cuối của thai kỳ nên mẹ sẽ càng cảm thấy nặng nề, khó chịu hơn. Lồng ngực và xương chậu của mẹ bị chèn ép, cổ tử cung sẽ thấy nhức nhối và các cơn gò sinh lý (Braxton Hicks contractions) xuất hiện với mật độ dày hơn và cường độ mạnh hơn. Mẹ sẽ sớm thấy những dấu hiệu lâm bồn như hiện tượng vỡ ối, bong nút nhầy tử cung và tiết máu. Khi có dấu hiệu này chứng tỏ mẹ sẽ sinh bé ngay trong ngày hoặc trong ngày tiếp theo. Mẹ đừng lo lắng, các bác sĩ, hộ sinh của Khoa sản nhi sẽ lo liệu mọi việc.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

 

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 38

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 38

Tháng thứ 9 của thời gian mang thai đã qua được một nửa. Chỉ một thời gian ngắn nữa là đến thời khắc trọng đại rồi. Hai mắt của bé lúc này sẽ có màu xanh biển, xám hoặc nâu rồi dần dần sẽ chuyển màu khi bắt đầu tiếp xúc với ánh sáng. Khi bé được khoảng 1 tuổi thì màu mắt mới là màu thật cố định. Khi ở trong bụng mẹ, bé có một lớp lông tơ rất mỏng gọi là lanugo, giúp bé giữ ấm cơ thể. Giờ đây lớp lông đó đang rụng ra để chuẩn bị cho quá trình ra đời. Phổi và dây thanh quản của bé đang mạnh dần lên, sẵn sàng cất tiếng khóc đầu tiên khi rời khỏi bụng mẹ.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 38

Vì em bé đang chuyển dần xuống xương chậu nên mẹ sẽ thấy hít thở dễ hơn vì phổi đỡ bị ép nhưng ngược lại bàng quang và xương chậu lại chịu áp lực nhiều hơn. Trong những tuần cuối cùng này việc căng thẳng tâm lý sẽ là nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ của mẹ. Mẹ nên tập đi bộ nhẹ nhàng. Đi bộ ít gây áp lực lên cổ chân và đầu gối nên là một trong những bài tập tốt nhất ở những tuần cuối thai kỳ. Đi bộ nhẹ nhàng còn giúp cơ thể được thư giãn, giúp ngủ ngon hơn và việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 37

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 37

Ở tuần này mẹ sẽ thấy bé ít đạp chân hơn vì không gian trong tử cung đã chật hẹp hơn. Thay vào đó bé sẽ duỗi người, lắc lư, lăn qua lăn lại trong bụng mẹ. Bé cũng dành nhiều thời gian để tập các phản xạ như tập hít thở bằng cách nuốt và nhả nước ối, tập bú mút bằng cách mút chặt ngón tay cái, chớp mắt và lăn người qua lại. Bộ phận phát triển lớn nhất của bé hiện nay là phần đầu với đường kính gần ngang với cả phần ngực. Lớp mỡ che chở cơ thể bé tích tụ dày dưới da và tạo ra các nếp gấp ở cổ và cổ tay.

Cơ thể mẹ trong tuần 37 của thai kỳ

Trong tuần 37 mẹ sẽ đi khám thai để bác sĩ kiểm tra xem tử cung đã bắt đầu mở hay chưa, qua đó bác sĩ sẽ tính toán được ngày dự sinh. Thời điểm bé ra đời là khi cổ tử cung mở ít nhất 10 centimet. Bác sĩ cũng sẽ xem tư thế và vị trí của bé để dự đoán được chính xác hơn. Ngày sinh hạ đã rất gần rồi, mẹ hãy nghỉ ngơi thư giãn, giữ tinh thần thoải mái nhất nhé.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 36

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 36 của thai kỳ

Hộp sọ của bé trong tuần 36 này chưa hoàn toàn liền một khối, nhờ vậy mà phần đầu bé có thể dễ dàng chui khỏi bụng mẹ hơn. Toàn bộ các xương trong ở thể bé cũng đều ở dạng mềm và sẽ cứng cáp dần lên trong vài năm đầu đời. Các hệ cơ quan của bé đã phát triển đầy đủ. Hệ tuần hoàn máu, hệ miễn dịch đã sẵn sàng thực hiện toàn bộ chức năng. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ quan cần hoàn thiện nốt như hệ tiêu hoá sẽ phát triển đầy đủ sau khi sinh.

Cơ thể mẹ ở tuần thứ 36

Cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn trước nhiều, dáng đi sẽ nghiêng qua lại hai bên. Các mô liên kết trở nên mềm và giãn rộng hơn. Cơ thể mẹ cần trở nên mềm dẻo để dễ dàng đưa bé ra ngoài khi sinh. Mẹ sẽ cảm thấy một số cơn đau ở vùng xương chậu vì phần đầu của bé đã sa xuống bụng dưới và tử cung rộng ra chèn ép lên. Để giảm thiểu các cơn đau, mẹ có thể tắm nước ấm, làm các động tác giãn cơ nhẹ nhàng và mát xa bà bầu. Vì bé đã sa xuống dưới bụng nên mẹ sẽ hết bị khó thở, đầy bụng như các tuần trước đó.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 35

Sự phát triển cơ thể bé trong tuần thứ 35

Trong tuần thứ 35, bé bắt đầu chuyển dần sang tư thế chúc ngược đầu xuống. Bởi vậy mẹ sẽ có những cơn gò sinh lý giả (Cơn gò Braxton – Hicks). Trong tuần này bé đã lớn bằng một trái dưa vàng và tiếp tục tích tụ mỡ dưới da để tăng cân. Chân và tay bé cũng mập mạp lên thấy rõ. Trong khi đó xương sọ của bé vẫn còn mềm, nhờ vậy bé có thể ra khỏi bụng mẹ dễ dàng hơn. Bé cũng sẽ thường xuyên đá chân, đập tay hơn vì không gian trong bụng mẹ đang hẹp hơn trước.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 35

Mẹ sẽ cảm thấy buồn tiểu thường xuyên hơn trước. Cảm giác này giống hệt như hồi tam cá nguyệt đầu tiên nhưng nguyên nhân thì khác nhau. Ở tam cá nguyệt đầu tiên nguyên nhân là do hormone thai kỳ. Trong khi giai đoạn này tử cung của mẹ phình ra chèn ép lên bàng quang khiến mẹ thường xuyên phải vào nhà vệ sinh hơn. Tuy nhiên mẹ đừng vì thế mà uống ít nước đi nhé.

Giai đoạn này mẹ sẽ làm mọi việc một cách khó khăn nên rất cần gia đình bố trí người giúp đỡ mẹ khi sinh hoạt cũng như làm thay mẹ việc nhà. Không những thế gia đình cón là chỗ dựa tinh thần cho mẹ khi mà thời gian mang thai người mẹ dễ gặp phải những cảm xúc lo âu bất chợt.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ: