0225.3.519.687

Tư vấn về bổ sung axit Folic

Bạn Thu Hoài 26 tuổi – Lê Chân – HP hỏi:

Kính chào bác sĩ Em đang dự định sinh em bé đầu lòng, em có nghe nói phụ nữ trước khi mang thai 3 tháng, mỗi ngày nên uống 400 mcg acid folic. Bác sĩ cho em hỏi, em có thể uống thuốc folacid 5mg được không ạ? P Bác sĩ có thể tư vấn giúp em nên uống loại thuốc nào để tốt cho phụ nữ dự định có thai? Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời :
Chào em,

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là một vi chất thuộc vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu, acid folic tham gia vào việc sản xuất các tế bào hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu, giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở trẻ như tật nứt đốt sống.

Các nghiên cứu và chuyên gia y tế khuyến cáo bổ sung 400 mcg – 1000 mcg (0,4mg – 1mg) acid folic mỗi ngày, bắt đầu từ ít nhất 1 – 3 tháng trước khi mang thai và trong khi mang thai, có thể uống viên kết hợp sắt và acid folic.

Em cũng có thể bổ sung acid folic qua chế độ ăn uống hàng ngày. Acid folic có nhiều trong lòng đỏ trứng, các loại đậu đặc biệt là đậu nành, măng tây, bông cải, quả bơ và các loại rau có màu xanh thẫm….

Chúc em luôn khỏe!

Ra máu sau phá thai bằng thuốc?

Câu Hỏi : 
Bạn Thu Hương 22 tuổi – Dương Kinh HPChào Bác sĩ khoa Sản Nhi – Viện Y học Biển! Em phá thai bằng thuốc lúc thai 6 tuần tuổi. Đến nay đã được 5 tuần thì bị ra máu lại, nhiều hơn chu kỳ kinh bình thường có kèm theo máu cục. Cho em hỏi tình trạng của em như vậy có sao không ạ? Em phá thai ở phòng khám *************. E đã tái khám nhất ngày 09/11 em chỉ còn ra chút ít máu kiểu dây dưa, bác sĩ kết luận Ứ dịch lòng tử cung, cho kèm thuốc uống như sau: progynova 2mg, ngày uống 2 lần. Prosamin 250mg ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. Cefixim ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Em uống các loại thuốc trên 2 ngày thì ra máu nhiều như vậy ạ. Vậy đợt ra máu nhiều này kem theo máu cục là chu kỳ kinh hay do em phá thai chưa thành công ạ? Mong nhận được phản hồi sớm từ BV. Em xin chân thành cảm ơn ạ!

Bác sĩ Trả lời

Chào bạn! Vấn đề của bạn không thường gặp ở trường hợp phá thai bằng thuốc. Âm đạo ra máu cục là một tình trạng bất bình thường nguy cơ cao. Vì vậy bạn không nên chủ quan.

Về trường hợp của bạn điều tốt nhất hiện giờ là bạn nên đi tái khám để bác sĩ có thể kiểm tra chính xác tình trạng hiện tại.

Tại Viện Y học Biển bác sĩ sẽ luôn hẹn tái khám sau phá thai bằng thuốc để đảm bảo an toàn cho người bệnh
Mong bạn sớm đến Viện Y học Biển hoặc cơ sở y tế khác để kiểm tra.

Xin cảm ơn!

Cần chuẩn bị gì để đến sinh tại Viện Y học Biển?

Cuộc chuyển dạ đẻ thường diễn ra ở tuần thứ 37 đến 41 của thai kỳ. Chuyển dạ là một quá trình sinh lý và kéo dài. Tuy nhiên, với các cặp vợ chồng thì thường rất “Rối rắm” khi thấy có dấu hiệu chuyển dạ. Vì vậy, chuẩn bị đồ đạc trước khi đi đẻ là một khâu quan trọng để sẵn sàng lên đường đến Viện một cách nhanh nhất. Nếu bạn chọn sinh kể cả sinh thường hay sinh mổ ở Y học Biển thì sau đây là danh sách đồ dùng cần mang theo khi đến sinh:

Đồ dùng cho mẹ:

– 01 bộ quần áo rộng rãi để mặc khi ra viện
– Bỉm mama + quần lót giấy
– Bỉm to caryn (02 cái)
– Giấy khô (01 cuộn)
– Giấy ướt (01 hộp) (để vệ sinh cho mẹ và bé)
– Sữa đặc, cốc, ống hút (01 cốc)
– Phích nước nóng (có thể thuê ở căng tin)

Đồ dùng cho con:

– 01 bộ quần áo, mũ, bao tay, bao chân, tã chéo mặc khi ra viện
– Bỉm con (tã dán sơ sinh)
– Sữa cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi (01 hộp nhỏ để uống thêm trong ngày đầu tiên khi mẹ chưa có đủ sữa)
– Bình sữa, cốc, thìa nhỏ

Với những sản phụ có nhu cầu đăng ký dịch vụ đẻ VIP, đề nghị liên lạc trực tiếp với Viện Y học Biển để được tư vấn trực tiếp.

Các ứng dụng của phẫu thuật nội soi trong phụ khoa.

Phẫu thuật nội soi trong phụ khoa là hình thức sử dụng phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu – vì các thủ thuật ít xâm lấn hơn thường có nghĩa là thời gian hồi phục ngắn hơn. Bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường nhanh hơn. Đồng thời thường không có tổn hại nào đáng kể: Tỷ lệ thành công mong đợi của thủ thuật này phải tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với thủ thuật phẫu thuật mở.

Phẫu thuật nội soi được coi là phẫu thuật của tương lai. Ngày nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phẫu thuật nội soi được triển khai ở nhiều chuyên khoa khác nhau, ở mỗi chuyên khoa đều liên tục có những “đỉnh cao mới” trong việc áp dụng kỹ thuật nội soi. Trong tương lai, phẫu thuật nội soi còn được nâng cấp lên một tầm cao mới đó là “Nội soi với Robot” – một hình thức phẫu thuật mà phẫu thuật viên làm việc ở xa bàn mổ, thao tác trước một màn hình máy tính.
Vậy câu hỏi đặt ra là ứng dụng của phẫu thuật nội soi trong phụ khoa là gì?
(Câu trả lời chỉ đúng ở thời điểm hiện tại, vì từng ngày, từng giờ các phẫu thuật viên đều tìm tòi và ứng dụng nội soi để thực hiện các phẫu thuật và trước kia hoặc hôm nay cho là KHÔNG THỂ)
1. Nội soi chẩn đoán và điều trị: Để chẩn đoán một số bệnh gây đau bụng dưới: u nang buồng trứng xoắn, chửa ngoài tử cung, hay loại trừ một số bệnh thuộc buồng trứng, vòi trứng hoặc tử cung.
2. Vô sinh: Mục đích tìm và điều trị nguyên nhân thực thể tại tử cung – vòi trứng hoặc viêm nhiễm tại vùng bụng dưới.
3. Điều trị chửa ngoài tử cung: Có thể bảo tồn vòi trứng (có điều kiện với nguy cơ thực tế và không phải trường hợp nào cũng có thể bảo tồn) hoặc cắt vòi trứng
4. Phẫu thuật U xơ tử cung: Bao gồm các lựa chọn: bóc khối u bảo tồn tử cung, cắt tử cung bán phần, cắt tử cung hoàn toàn…(mỗi lựa chọn đều có lợi ích và nguy cơ khác nhau, bệnh nhân sẽ được thảo luận với phẫu thuật viên để có lựa chọn phù hợp với từng người)
5. Điều trị u buồng trứng lành tính: Bao gồm các lựa chọn: bóc khối u bảo tồn buồng trứng hoặc cắt bỏ buồng trứng. Quan điểm hiện nay là bảo tồn tối đa phần lành buồng trứng cho người phụ nữ.
6. Bệnh lạc nội mạc tử cung: Tùy vị trí lạc nội mạc tử cung mà có xử trí phù hợp
7.Nội soi cắt tử cung: Khi u xơ tử cung có biến chứng, khi viêm vùng chậu mãn tính, ung thư niêm mạc tử cung và (hoặc buồng trứng) giai đoạn I
8. Phẫu thuật bệnh lý sàn chậu: Điều trị sa sinh dục bằng đặt lưới treo nâng tử cung vào mỏm nhô.
9. Xử lý các bệnh ác tính giai đoạn sớm tại tử cung – phần phụ (bao gồm cắt tử cung triệt để và vét hạch chậu hai bên)

Hỏi về quên uống thuốc tránh thai hàng ngày?

Hỏi
Bạn Thanh Tâm hỏi: Dạ chào bác sỹ! Xin Bác sĩ cho e hỏi: e đang uống thuốc tránh thai hàng ngày Marvelon (4 năm nay). Hôm trước e quên uống 1 viên (ngày quên vợ chồng e có quan hệ). E đã uống bù vào ngày hôm sau (uống 2 viên liền). Vậy khả năng có thai của em có cao không? Em lo quá. Mong bác sĩ tư vấn sớm giúp e. E xin cảm ơn!

Bác sĩ trả lời
Chào bạn,

Bạn không nên quá lo lắng.

-Nếu quên không quá 12 giờ: Bạn vẫn có thể tránh thai nếu uống ngay viên thuốc đã quên khi nhớ ra và dùng viên tiếp theo vào đúng giờ như thường lệ.

-Nếu quên thuốc trên 12 giờ: Nếu bạn đã quên uống thuốc trên 12 giờ, tác dụng tránh thai có thể giảm và bạn phải dùng thêm biện pháp tránh thai không chứa hormon (như bao cao su…).

Tuy nhiên, bạn nên thử thai (dùng que thử thai từ 10-15 ngày sau khi quan hệ) hoặc đi kiểm tra sản khoa tại các cơ sở y tế.

Thân mến.

Lịch tiêm chủng

Khoa Sản Nhi – Viện Y học biển VN gửi đến Mẹ và Gia đình các bé lịch tiêm chủng theo độ tuổi:

 

LỊCH TIÊM PHÒNG VACXIN MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
LOẠI VACXIN LỨA TUỔI LIỀU LƯỢNG PHÁC ĐỒ TIÊM PHÒNG
VACXIN VIÊM GAN A 2 – 17 Tuổi 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau 6 – 12 tháng
>17 Tuổi 1ml
VACXIN VIÊM GAN B < 10 tuổi 0.5ml 3 mũi cách nhau 1 tháng, nhắc lại sau 1 năm
>10 Tuổi 1ml
VACXIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN B < 3 Tuổi 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau 7 – 14 ngày.
Mũi 3 sau 1 năm, mũi 4 sau 3 năm
>3 Tuổi 1ml
VACXIN VIÊM NÃO MÔ CẦU >2 Tuổi 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau 3 năm
VACXIN SỞI – QUAI BỊ – RUBELA 12 Tháng tuổi 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau 3 năm
VACXIN 6 TRONG 1
(BH – HG – UV – BL – VGB – HIB)
2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi 0.5ml 3 mũi cách nhau 1 tháng, nhắc lại sau 6 đến 12 tháng
ROTA VIRUS (BỈ) 6 tuần tuổi đến 6 tháng 1.5ml 2 mũi cách nhau 1 tháng
ROTA TEQ (MỸ) 1.5ml 3 mũi cách nhau 1 tháng
ROTA VIN (VN) 2ml 2 mũi cách nhau 2 tháng
VACXIN THỦY ĐẬU 1 Tuổi trở lên 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau  6 – 8 tuần
VACXIN THỦY ĐẬU MỸ 1 Tuổi trở lên 0.5ml Mũi 1, mũi 2 cách nhau  3 năm
VACXIN CÚM TUÝP A 6 -36 Tháng 0.25ml Mũi 1, mũi 2 sau 1 tháng, mỗi năm nhắc lại 1 liều
>36 Tháng 0.5ml
VACXIN VIÊM PHỔI, VIÊM TAI GIỮA 6 tuần tuổi đến 6 tháng 0.5ml Tiêm 3 mũi cách nhau 1 tháng, nhắc lại sau 6 tháng
7 đến 11 tháng Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, nhắc lại sau 6 tháng
12 đến 23 tháng 2 mũi cách nhau 2 tháng
24 tháng đến 5 tuổi 2 mũi cách nhau 2 tháng
VACXIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (BỈ) 10 đến 26 tuổi 0.5ml Lịch tiêm 0 – 1 – 6 tháng
VACXIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (MỸ) 9 đến 26 tuổi Lịch tiêm 0 – 2 – 6 tháng
VACXIN UỐN VÁN Phụ nữ có thai 0.5ml 2 mũi cách nhau 1 tháng
(mũi 2 trước dự kiến sinh 1 tháng)
HUYẾT THANH KHÁNG UỐN VÁN Mọi lứa tuổi 1ml 1 mũi duy nhất, sau đó tiêm đủ 2 mũi vacxin uốn ván

Nuôi con bằng sữa mẹ và cách để các mẹ luôn nhiều sữa cho các bé

Bài viết này có 2 phần chính đó là: 1.Tầm quan trọng, lợi của sữa mẹ với sự phát triển của các con. 2. Hướng dẫn bạn làm thế nào để có nguồn sữa tối đa cho sự phát triển từng ngày của trẻ.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ! Đây là thông điệp đầu tiên và quan trọng nhất mà các bác sĩ khoa Sản Nhi – Viện Y học Biển VN muốn gửi tới các mẹ.

Nếu mẹ nào còn phân vân, nghi ngờ về chất lượng của SỮA MẸ so với bất kỳ sữa nào khác TỐT NHẤT đang có trên thị trường, hãy ghi nhớ câu sau “SỮA MẸ LÀ ĐỂ NUÔI CON, SỮA BÒ LÀ ĐỂ NUÔI BÒ”. Vậy nên, chỉ trừ trường hợp bạn không thể có sữa cho con, không đủ sữa cho con, hoặc không nên cho con bú theo chỉ định của bác sĩ thì hãy tìm đến các loại sữa công thức cho bé (ngoài ra không có nguyên nhân gì khác).

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ:

1: Lợi ích cho con:

– Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả cao. Trẻ bú mẹ sẽ mau lớn.

– Sữa mẹ không có các thành phần protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ.

– Trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ bú mẹ ít bị các bệnh tiêu chảy, viêm phổi và các bệnh khác hơn trẻ nuôi nhân tạo. Đặc biệt sữa non có tác dụng xổ nhẹ giúp tống phân xu, hạn chế hiện tượng vàng da.
– Sữa mẹ giàu chất béo, đặc biệt là các chất béo DHA và ARA. Đây là các chất béo tham gia cấu trúc não bộ. Điều này có thể giải thích tại sao trẻ bú mẹ thường thông minh hơn trẻ nuôi bằng sữa hộp từ 3-5 điểm IQ.

2: Nuôi con bằng sữa mẹ còn bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ:

– Cho trẻ bú ngay sau sinh giúp tử cung của bà mẹ co hồi tốt, giảm lượng máu mất sau sinh, từ đó giảm nguy cơ thiếu máu.

– Nuôi con bằng sữa mẹ bảo vệ cho bà mẹ ít bị mắc bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng.

– Cho con bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu sau sinh làm cho chậm có kinh nguyệt trở lại và vì thế hạn chế khả năng thụ thai.

– Cơ thể sử dụng năng lượng từ mỡ tích trữ trong thời kỳ mang thai để tạo sữa, nên bà mẹ giữ được vóc dáng sau sanh, tránh béo phì .

3: Lợi ích cho gia đình:

– Nuôi con bằng sữa mẹ rất thuận tiện và tiết kiệm: bà mẹ không tốn tiền mua sữa, không tốn thời gian và công sức để chuẩn bị ăn cho trẻ.

– Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho việc gắn bó tình cảm mẹ con.

– Sữa mẹ rất vệ sinh và lúc nào cũng sẵn có.

Trong thời gian cho con bú, người mẹ cần có thêm năng lượng và dinh dưỡng để tạo sữa. Nếu chế độ ăn của bà mẹ quá nghèo nàn, không đủ chất dinh dưỡng bổ sung thêm, bà mẹ sẽ trở nên suy dinh dưỡng và chất lượng sữa không đầy đủ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÁC MẸ LUÔN ĐỦ SỮA CHO CON?

Hãy tin tưởng rằng các mẹ đều có thể có đủ sữa cho bé nếu có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý.

1. Điều đầu tiên là các mẹ phải ăn đủ lượng và ăn đủ chất. Không được kiêng khem bất kỳ thức ăn thông thường nào mà trước khi đẻ đã từng ăn (mà không có biểu hiện dị ứng). Nên nhớ các mẹ càng ăn đủ lượng và chất thì càng nhiều sữa cho bé bú và sữa càng chất lượng

(Bà mẹ nuôi con bú cần ăn uống cân đối, đầy đủ năng lượng, đạm, sắt, canxi, I-ốt…Nên ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, bao gồm đạm động vật như gia cầm, trứng, cá thịt… và đạm thực vật lấy từ cây họ đậu. Chú ý các thực phẩm giàu canxi và các vi chất khác như magiê, kẽm cũng cần bổ sung đầy đủ. Việc cung cấp các thực phẩm giàu canxi giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, hệ xương răng tốt. Bên cạnh đó, người mẹ không bị chứng hạ canxi huyết và phòng ngừa được chứng loãng xương sau này. Canxi có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, trứng… )

2. Một điều quan trọng thứ hai để luôn nhiều sữa là hãy cho trẻ bú trong một lần càng cạn sữa trong vú càng tốt. ||Bởi hai bầu vú mẹ như nhà kho của một nhà máy sữa, nếu nhà kho luôn đầy thì sữa không thể được tạo ra nhiều và không thể tươi mới

=> Lợi dụng việc này các mẹ có thể vắt vào túi nhỏ tối đa khoảng 60ml đựng bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh tối đa được 3 tháng. Sau khi mẹ đi làm thì mỗi lần lấy ra 1 túi để vào một bát nước ấm để rã đông rồi hâm nóng cho bé bú

3. Uống đủ nước: Uống thiếu nước là lý do thường mắc của các mẹ dẫn đến thiếu sữa cho bé.
Nên nhớ: 90% sữa mẹ là nước, để có được nhiều sữa, bà mẹ nên uống nhiều nước – sữa càng tốt. Ăn canh, súp, uống sinh tố… (mỗi ngày khoảng 2 lít, vào mùa hè nên uống nhiều hơn do ra mồ hôi nhiều)

4. Chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ 8h/ ngày. Không làm việc nặng, không thức khuya, giữ tinh thần yên tĩnh, điều độ vui tươi. Cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc, không phải lo lắng buồn phiền cũng góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn nguồn sữa mẹ.

5. Một số kinh nghiệm dân gian để có nhiều sữa, bà mẹ có thể ăn cơm nếp, cháo móng giò, uống chè vằng.

6. Nếu bị đau vú? Đau vú cũng vẫn cần cho con bú. Khi đau quá không thể cho con bú được thì vắt hoặc hút sữa ra cốc, chén đã luộc kỹ và dùng thìa con bé uống.
=> Đau vú có thể do tắc tia sữa, có thể do nứt đầu vú. Nếu cho trẻ bú hoặc vắt sữa không cải thiện sau 8h thì nên đi khám để bác sĩ có hướng dẫn cụ thể tránh để dẫn đến Áp xe vú.

7. Cuối cùng: Vấn đề thuốc men cho mẹ khi quá trình mang thai và cho con bú phải được chỉ định bởi các bác sĩ Sản Khoa để tránh mất sữa hoặc là thuốc vào sữa ảnh hưởng đến em bé.

Nếu các mẹ có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn hoặc hỗ trợ xin liên hệ tại trang face book này hoặc SĐT khoa Sản Nhi Viện Y học Biển VN 24/7: 0313519373

Sau đẻ các mẹ cần lưu ý những gì?

Quãng thời gian chờ đẻ là quãng thời gian hồi hộp nhất của cả gia đình có sản phụ đi đẻ. Và khi được nghe thấy tiếng khóc chào đời của em bé là niềm hạnh phúc cho cả gia đình và của cả đội ngũ nhân viên y tế.

Nhưng đẻ xong chưa phải là đã hết nguy cơ cho mẹ. Các mẹ còn thời kỳ hậu sản kéo dài 42 ngày. Trong thời kỳ hậu sản này vẫn còn các nguy cơ về băng huyết, nhiễm trùng, sản giật…

Thấu hiểu về chuyên môn như thế nên khi các mẹ đến đẻ tại Khoa Sản Nhi Viện Y học Biển Việt Nam, các mẹ và bé luôn được đội ngũ bác sĩ, hộ sinh chúng tôi luôn chăm sóc, theo dõi và xử trí kịp thời, tận tâm. Khi sản phụ được ra viện thì sẽ được dặn dò cụ thể và cẩn thận để các mẹ và người nhà tự biết cách chăm sóc và xử trí hoặc gọi hỗ trợ những tình huống có thể gặp trong thời kỳ hậu sản.

 

Vậy câu hỏi đặt ra là các mẹ cần theo dõi những gì sau đẻ?

2 giờ đầu sau đẻ là khoảng thời gian nhiều nguy cơ băng huyết nhất cho mẹ, khoảng thời gian này mẹ được nằm tại phòng đẻ với hệ thống máy móc và bác sĩ chuyên khoa theo dõi. Trong thời gian này các mẹ được uống 1 cốc sữa nóng , được bác sĩ khâu lại vết cắt tầng sinh môn, theo dõi sự chảy máu đặc biệt là theo dõi lượng sản dịch chảy ra và sự co hồi tử cung.

6 giờ đầu sau đẻ: khi được bác sĩ khám lại và kết luận ổn định, các mẹ sẽ được nhân viên y tế chuyển ra phòng điều trị thì việc người nhà cùng kết hợp theo dõi các mẹ cùng với đội ngũ nhân viên y tế là hết sức cần thiết. Trong khoảng thời gian 6h tính từ lúc đẻ, các mẹ nên nằm tại giường (có thể nghiêng trái, nghiêng phải, nên nằm đầu bằng và KHÔNG NÊN ĐI LẠI). Việc đi vệ sinh cũng nên được thực hiện tại giường với sự giúp đỡ của người nhà hoặc nhân viên y tế. Cũng trong khoảng thời gian này sản phụ nên uống ít một nhưng tổng khoảng 1lít nước. Việc này nhằm mục đích bồi phụ lại lượng dịch đã mất đi trong quá trình đẻ và để theo dõi xem mẹ có bí tiểu hay tiểu khó không?

Ngày đầu sau đẻ: Sau 6h sau đẻ thì các mẹ được hướng dẫn đi lại vận động nhẹ nhàng, tự vệ sinh cá nhân. Nhưng các mẹ hãy bình tĩnh, đừng vội vàng. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ: Từ từ ngồi dậy trước -> Nếu thấy bình thường thì từ từ đứng dậy -> Nếu đứng vững vàng thì vịn vào thành giường bước đi hoặc người nhà dìu đi nhẹ nhàng. Song song với đó mẹ cũng nên tự mình theo dõi sự co hồi tử cung của mình bằng cách mát – xa nhẹ nhàng vào khối rắn ở trên bụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Những ngày tiếp sau: Các mẹ sẽ nằm viện vài ngày để bác sĩ và nhân viên y tế theo dõi sự co hồi tử cung, sản dịch và chăm sóc vết khâu tầng sinh môn.

Hỏi: Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch như thế nào là bình thường?
Trả lời:Bình thường ngay sau đẻ tử cung co hồi chắc và đáy tử cung ở ngang với rốn(việc này sẽ được bác sĩ trực tiếp hướng dẫn các mẹ) và mỗi ngày trung bình tử cung co xuống 1cm, sau 13 ngày thì không sờ thây tử cung trên khớp vệ nữa. Sự co hồi phụ thuộc nhiều yếu tố: con so nhanh hơn con rạ, cho con bú co nhanh hơn…
Sản dịch là dịch từ trong đường sinh dục mà chủ yếu là từ buồng tử cung chảy ra ngoài trong những ngày đầu thời kì hậu sản.Trong 3 ngày đầu sản dịch màu đỏ.Ngày thứ tư đến ngày thứ 8 sản dịch màu lờ lờ máu cá.Từ ngày thứ 8 sản dịch không có máu nữa mà chỉ là ít dịch trong.
Đặc điểm sản dịch có mùi tanh nồng. Nếu có nhiễm khuẩn sản dịch sẽ có mùi hôi hoặc có mủ. Số lượng sản dịch nhiều hay ít phụ thuộc vào từng sản phụ, nhưng thường nhiều trong 2 ngày đầu và ít dần cho đến ngày 15 sau đẻ thì hầu như không còn sản dịch nữa.

Vấn đề ăn uống sau đẻ: Theo quan niệm CÁC CỤ (mà không biết cụ tên là gì) thì các mẹ phải kiêng khem rất khổ sở. Nhưng theo quan điểm y học hiện đại thì sau đẻ các mẹ cần ăn nhiều hơn, ăn ngon hơn và KHÔNG PHẢI KIÊNG BẤT KỲ LOẠI THỨC ĂN NÀO (trừ nhưng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…). Các mẹ càng ăn được nhiều, càng đủ chất thì càng nhiều sữa chất lượng cho bé và mẹ càng hồi phục nhanh hơn. Việc kiêng khem chỉ làm cho các mẹ “hậu sản gầy mòn” và em bé thì suy dinh dưỡng.

Vấn đề vệ sinh cá nhân: Các mẹ nên lau người bằng nước ấm những ngày đầu sau đẻ. Từ ngày thứ 3 trở đi các mẹ nên tắm nhanh bằng nước ấm, tắm ở phòng tắm kín gió và ấm áp. không nên ngâm mình dưới nước. Việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu sản cho các mẹ.

Vấn đề sữa mẹ: Nên cho bé bắt vú mẹ ngay sau đẻ để tăng cường gắn kết tình cảm mẹ con, để kích thích sữa về nhiều hơn. Khi sữa về nhiều thì các mẹ nên vắt bỏ nếu bé không bú hết. Tránh để bị viêm tắc dẫn đến áp xe vú. Nếu có cảm giác căng sưng đau vú thì cần đến khám ngay để bác sĩ hướng dẫn điều trị.

Vấn đề lao động hay thể dục: Tất cả các bà mẹ sau đẻ nên làm việc nhẹ nhàng, không nên nằm nhiều. Tuy nhiên các mẹ không nên lao động nặng hoặc là tập thể dục để lấy lại vóc dáng quá sớm ít nhất là 42 ngày sau đẻ. Việc tập luyện hoặc lao động nặng quá sớm sẽ làm cho các mẹ dễ bị sa sinh dục.

Khi nào các mẹ cần tham vấn bác sĩ?

– Đau vùng tầng sinh môn: có thể kéo dài 1-2 tháng.
– Bí đái hay không kìm giữ được nước tiểu.
– Đau vùng thắt lưng, đau các cơ bụng kéo dài: gây hạn chế vận động.
– Sốt hay là thấy sản dịch không giảm, sản dịch nhiều hơn, hay sản dịch có mùi hôi. Tử cung co chậm, hoăc to ra
– Mệt mỏi hoa mắt chóng mặt, đau đầu chóng mặt, co giật….

Tóm tại: Để các bà mẹ có một cuộc sinh nở an toàn và trọn vẹn, các mẹ nên đến đẻ tại các cơ sở y tế có uy tín như khoa Sản Nhi – Viện Y học Biển Việt Nam. Đến đây các mẹ sẽ được đảm bảo dịch vụ và quyền lợi cao nhất với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị máy móc hiện đại.

Để bạn sẵn sàng với cuộc chuyển dạ đẻ.

Tất cả các mẹ khám và quản lý thai nghén tại khoa Sản Nhi Viện Y Học Biển VN đều được tư vấn cụ thể về diễn biến cuộc chuyển dạ và tất cả các băn khoăn của các mẹ để sẵn sàng tâm lý trước khi bước vào cuộc vượt cạn. Việc chuẩn bị trước tâm lý này sẽ giúp các mẹ phần nào hiểu được diễn biến chuyển dạ để cùng phối hợp với các bác sĩ để các mẹ có một cuộc sinh nở dễ dàng và an toàn nhất.

 

1. Chuyển dạ đẻ luôn luôn gây đau đớn: Điều này chắc hẳn ai cũng biết, ai cũng được chuẩn bị tâm lý nhưng tất cả các mẹ sau sinh đều phải thừa nhận rằng “đau đẻ là đau nhất”. Đau là do cơ tử cung co thắt để đẩy em bé ra khỏi ống đẻ của mẹ => Các mẹ nên nghĩ rằng tất cả mọi phụ nữ bình thường thì đều phải chịu cơn đau đẻ này, và rằng tất cả phụ nữ bình thường thì đều có thể đẻ thường.
=> Hỏi: Có cách nào giảm đau trong đẻ không? Xin trả lời là “Có”. Có phương pháp giảm đau trong đẻ, nôm na các mẹ hiểu là bác sĩ sẽ tiêm và duy trì 1 lượng thuốc giảm đau ở khoang ngoài màng cứng để giúp sản phụ giảm đau đáng kể trong quá trình sinh. Tuy nhiên giống như mọi thủ thuật khác, thủ thuật này cũng có mặt hạn chế nhất định.

2. Tin tưởng là 90% các mẹ có thể đẻ thường được. Việc tin tưởng này giúp các mẹ có động lực mạnh mẽ hơn trong quá trình vượt cạn. Chỉ có một số ít trường hợp không thể đẻ thường ví dụ mẹ bị bệnh nặng, khung chậu giới hạn,…, con quá to, thai dị dạng… hoặc do các yếu tố khác như rau tiền đạo trung tâm, vết mổ cũ…. Trong chuyên môn, các Bác sĩ đều khẳng định ” ĐẺ THƯỜNG AN TOÀN LÀ TỐT NHẤT”
=> Các bác sĩ khoa Sản Nhi – Viện Y học Biển luôn hiểu và tạo điều kiện tối đa để các mẹ được sinh thường một cách an toàn. Và vì bất kỳ lý do gì các mẹ phải mổ đẻ thì đều được tư vấn cặn kẽ.

3. Hãy bình tĩnh: Trong quá trình chuyển dạ cơn đau sẽ tăng dần và nó sẽ làm cổ tử cung của mẹ giãn mỏng dần và mở ra. Khi cổ tử cung mở khoảng 4cm và nhất là sau khi ối vỡ (hoặc bấm ối) thì các mẹ sẽ cảm thấy buồn đi đại tiện và cảm giác này tăng dần. Tuy nhiên đừng vội rặn vì mẹ sẽ bị mất sức một cách lãng phí. Rặn đẻ lúc này còn có nguy cơ rách cổ tử cung, nguy cơ làm “bươu” đầu em bé (bướu huyết thanh). Lúc này việc quan trọng là các mẹ hãy tin tưởng và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chờ đến khi đủ điều kiện. Hãy hít thật sâu và thở ra từ từ, việc này sẽ giúp các mẹ thoải mái hơn, em bé cũng nhận được nhiều oxy hơn.

4. Rặn đẻ như thế nào? Khi đủ điều kiện thì bác sĩ sẽ yêu cầu các mẹ rặn đẻ như sau : “Khi có cơn co tử cung: bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau: Các mẹ nên hít vào một hơi thở thất sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới (giống răn táo bón) . Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi hết cảm thấy đau bụng nữa. Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông phải cong lên phía trước, không phát ra âm thanh nào từ miệng”
=> Quan trọng là chỉ rặn khi có cơn co tử cung, hết cơn đau thì các mẹ hít thật sâu ,nghỉ ngơi lấy sức cho cả mẹ và con và chờ đợi cơn đau tiếp sau.

5. Có phải cắt tầng sinh môn không? Câu trả lời là “Nên cắt chủ động”. Việc này các mẹ sẽ không hề thấy đau vì được giảm đau và cắt trong khi các mẹ rặn. Việc cắt TSM này là để em bé ra dễ dàng hơn và bảo vệ ống đẻ của người mẹ (giảm tối đa trường hợp tự rách phức tạp).
=> Tại khoa Sản Nhi – Viện Y học Biển VN, chúng tôi cũng ưu tiên cắt chủ động. Sau đó các bác sĩ dùng thêm thuốc giảm đau tại chỗ và khâu phục hồi lại tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu với phương pháp khâu thẩm mĩ. Khi liền lại thì vết sẹo chỉ như một đường chỉ dài khoảng 3cm.

Tóm lại: Việc sinh nở là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Trải nghiệm cuộc chuyển dạ là một trả nghiệm không thể quên với những cơn đau đẻ và dâng trào hạnh phúc khi đứa con yêu thương của các mẹ lọt lòng. Đó là món quà quý giá nhất mà hai vợ chồng bạn ấp ủ rồi trải qua cuộc chuyển dạ khó khăn gian khổ thì món quà đó lại càng quý giá hơn bất kỳ thứ gì khác.

=> Các bác sĩ khoa Sản Nhi Viện Y học Biển chúng tôi luôn luôn thấu hiểu và động viên các mẹ vững tin để vượt cạn. Đồng thời với đó là sự tận tâm nghề nghiệp luôn cố găng và sẵn sàng mọi tình huống để cho cuộc vượt cạn của các mẹ diễn ra an toàn.
Nếu các mẹ có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn hoặc hỗ trợ xin liên hệ SĐT 24/7: 0313519373

Mời các mẹ đón đọc bài kế tiếp “Sau đẻ các mẹ cần lưu ý những gì?”

Mách mẹo sinh thường không hề đau

Sắp đến ngày vượt cạn và mẹ bầu đang hết sức lo lắng về chuyện đau đẻ thì 7 lời khuyên của tôi sẽ rất hữu ích đấy.
“Đẻ có đau lắm không? Đẻ có sợ lắm không?…” luôn là những câu hỏi khiến rất nhiều mẹ bầu thắc mắc và lo lắng, đặc biệt là khi ngày dự sinh cận kề. Nhiều bạn bè của tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi biết tôi quyết định sinh thường và không sử dụng bất cứ phương pháp giảm đau hay gây tê màng cứng nào mà vẫn cảm thấy “bình thường”.

Hiện nay, nhiều chị em mách nhau phương pháp gây tê ngoài màng cứng (còn gọi là đẻ không đau). Bác sĩ sẽ bơm vào đốt sống lưng một lượng thuốc tê có tác dụng nhanh và làm tê liệt cảm giác từ hông trở xuống giúp mẹ bầu vẫn tỉnh táo và không có cảm giác đau đớn.

Tuy nhiên bản thân tôi lại không muốn sử dụng phương pháp này. Thứ nhất, đó là một thủ thuật nên dù cơ bản là an toàn nhưng vẫn có thể xảy ra tai biến; thứ hai, chi phí cho biện pháp này cũng không hề rẻ (hiện nay khoảng 2 triệu đồng); thứ ba, thuốc phát tác nhanh và hết cũng nhanh, nên khi hết thuốc, nhiều mẹ bầu vẫn có cảm giác đau. Khi tử cung mở khoảng 3, 4 cm, bác sĩ mới tiêm gây tê, nếu tôi đẻ ngay thì không vấn đề gì nhưng cứ mở thế mà chưa đẻ được ngay thì lúc cuối vẫn có cảm giác đau.

Tôi cũng đã phải tìm hiểu và chuẩn bị rất kỹ càng cho lần chuyển dạ đầu tiên của mình bằng cách sinh thường. Bây giờ đây, khi đang bế trong tay đứa con, thiên thần đáng yêu nhất của cuộc đời mình, tôi lại muốn chia sẻ lại những bí kíp để sinh thường mà không hề đau của mình, mong các mẹ bầu vững tin để trải nghiệm khoảnh khắc đau đớn nhưng tuyệt vời nhất của người phụ nữ.

Hãy xác định tinh thần cho cơn đau khủng khiếp nhất trong cuộc đời ngay từ bây giờ

Chuẩn bị cho một ca sinh thường chẳng khác nào một cuộc chạy đua. Chúng ta không thể cứ thế đến trước vạch xuất phát rồi hy vọng rằng mình sẽ chiến thắng trong khi trước đấy chúng ta mới chỉ tập đi bộ loanh loanh vài lần. Sinh đẻ cũng cần luyện tập đến hàng tháng trời cả về thể chất và tinh thần. Chính vì vậy, hãy xác định tinh thần đây sẽ là cơn đau khủng khiếp nhất trong cuộc đời mình, và đừng nuôi hy vọng nó bớt đau hay chẳng hề đau đớn. Càng xác định rõ ràng tinh thần bao nhiêu, khi cơn đau kéo đến, chúng ta sẽ càng không choáng váng, sợ hãi và đôi khi, lại cảm thấy không quá đau như mình tưởng tượng.

Thoải mái với bản thân khi đi đẻ

Chắc chắn, tiếng hét của các mẹ bầu sẽ vang to cả 6 tầng nhà hộ sinh, sẽ là tiếng rên rỉ, tiếng khóc xen lẫn tiếng nấc. Chắc chắn, trong cơn đau đẻ, chúng ta sẽ muốn mắng mỏ chồng, mắng mỏ em bé, bác sỹ, y tá, thậm chí mắng cả…trời. Cũng chắc chắn, chúng ta sẽ ít nhất một lần thề sẽ không quan hệ với chồng nữa hoặc không…đẻ nữa. Những hành động đó là không thể tránh khỏi và cũng không có gì đáng xấu hổ. Bởi đau đẻ là thế và bởi con người là thế. Hãy thoải mái với bản thân, đừng cố kìm nén và trước khi gặp cơn đau, có thể nói trước với chồng và mọi người. Tất cả đều sẽ thấu hiểu mẹ và giúp đỡ ta giải tỏa hết sức có thể.

Hãy nghĩ rằng không có cách nào khác để giảm đau đâu

Thuốc gây tê màng cứng, thuốc tê, thuốc giảm đau hay thôi chuyển sang sinh mổ…..tôi luôn coi những thứ đấy như không tồn tại và vì vậy, tôi không bị cám dỗ. Mẹ bầu sẽ có nhiều khả năng để vượt qua nỗi đau nếu ta xác định rằng không có lựa chọn nào khác và hoàn toàn tập trung vào việc chịu đựng các cơn co.

Không nghĩ về việc rạch âm đạo và tình trạng vùng kín sau sinh

Nhiều mẹ bầu cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến việc vùng kín của mình bị rạch, cũng nhận thức rõ ràng rằng vùng kín của mình đang được mở rộng, kéo dài, và giãn ra hết mức có thể khi em bé đi đến. Cảm giác về việc sợ đau, sợ hỏng vùng kín sẽ khiến ta muốn khép chân lại và níu không cho con ra. Tất nhiên, điều đó là vô ích. Bất cứ cảm giác sợ hãi hay muốn chống đối lại việc sinh đẻ chỉ khiến chúng ta đau hơn. Vì vậy, hãy thả lỏng bản thân, thả lỏng vùng kín, nó sẽ giúp mẹ bầu bớt đau hơn nhiều. Một “bí mật” nữa nhằm trấn an chị em, động tác rạch vùng kín của bác sỹ nhanh đến mức chúng ta không kịp cảm thấy gì và nó cũng chẳng đau đớn gì so với cơn đau đẻ. Âm đạo của sản phụ sẽ hoàn toàn lành lặn sau 1,2 tuần và không hề bị to ngoác ra chút nào.

Thường xuyên rèn luyện việc thở theo nhịp

Ngay khi xuất hiện những cơn co thắt cho đến cả quá trình sinh bé, mẹ bầu cần duy trì việc thở theo nhịp. Lấy hơi nhanh chóng (từ 2-3 giây/lần) bằng mũi và thở sâu ra bằng miệng. Hoạt động này sẽ giúp làm giảm các cơn đau co thắt và khiến việc sinh đẻ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng. Chính vì vậy để tránh đến lúc đau đẻ sẽ “cuống”, mất nhịp thở, tôi luôn cố gắng tập thở cùng chồng trước ở nhà. Chỉ cần chồng nhìn vào tôi, tay và đầu chuyển động theo nhịp hoặc cho tôi những lời động viên là tôi có thể bình tĩnh trở lại.

Liên hệ trước với người đỡ đẻ

Trước khi sinh 1 tháng, tôi đã liên hệ với một bệnh viện uy tín và tìm người hộ sinh, người sẽ hỗ trợ mình mọi mặt trong quá trình sinh nở. Tôi nói chuyện với cô đỡ đẻ của mình trước để cô nắm được tình hình hiện tại của em bé và bản thân người mẹ.Cảm giác quen biết và hiểu rõ nữ hộ sinh của mình sẽ giúp mẹ bầu tự tin và thấy an tâm hơn rất nhiều.

-ST-