0225.3.519.687

Tìm hiểu về chứng mất ngủ thai kỳ

Chứng mất ngủ, hoặc không có khả năng chìm vào giấc ngủ có thể ảnh hưởng đặc biệt nặng nề trong tam cá nguyệt thứ ba, nó được ước tính ảnh hưởng đến hơn 75% các bà mẹ sắp sinh.

Chứng mất ngủ thường do các nguyên nhân là: lo lắng khi mang thai, tiểu nhiều về đêm hoặc bé trong bụng mẹ quẫy đạp… Ngủ đủ giấc là rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ cũng như cho mẹ một số lời khuyên bổ ích để ngăn ngừa nó khi mang thai.

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ khiến mẹ khó có thể chìm vào giấc ngủ hoặc ngủ không đủ say vào ban đêm. Vấn đề này cũng có thể khiến mẹ thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại, ngủ không sảng khoái.

Khi nào chứng mất ngủ khi mang thai bắt đầu?

Việc khó ngủ vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ là điều bình thường, nhưng nhiều mom bị mất ngủ bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai đến thứ ba, khi các triệu chứng mang thai khác tăng lên và bé đang phát triển trong bụng khiến việc thoải mái nghỉ ngơi trên giường trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ khi mang thai?

Giống như nhiều triệu chứng khó chịu liên quan đến thai kỳ, mất ngủ có thể do thay đổi nội tiết tố. Nhưng cũng có một loạt các yếu tố khác nhau có thể khiến mẹ thao thức thức vào ban đêm, bao gồm:

– Đi tiểu về đêm.

– Ợ nóng, táo bón hoặc ốm nghén

– Đau nhức, bao gồm đau đầu, đau dây chằng hoặc tức ngực.

– Chuột rút ở chân và hội chứng tê chồn chân.

– Những giấc mơ sống động hoặc đáng lo ngại

– Quá trình trao đổi chất tăng lên khiến giữ nhiệt ngay cả khi nằm trên giường.

– Khó có được sự thoải mái với vòng bụng đang phát triển.

– Bé đá, lật và lăn

– Lo lắng trước khi sinh

 

 

Mất ngủ thai kỳ kéo dài bao lâu?

Vì chứng mất ngủ và giấc ngủ bị gián đoạn có thể xuất hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, mẹ có thể phải đối mặt với việc ngủ không ngon trong nhiều tuần và nhiều tháng mà hạn kết thúc nhất định. Mẹ hãy trao đổi chuyện này với bác sĩ trong kỳ khám thai tiếp theo để được giúp đỡ và hướng dẫn.

Mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Theo các chuyên gia, việc mẹ mất ngủ khi mang bầu là thường xảy ra và không gây hại cho em. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng hết sức để không lo lắng. Đôi khi buông bỏ những lo lắng này là tất cả những gì cần thiết để giúp mẹ ngủ ngon.

Mất ngủ có hại cho mẹ bầu không?

Những giấc ngủ không đủ giấc liên tục hoặc mãn tính có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ, căng thẳng và trầm cảm. Mất ngủ thường xuyên cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ sinh con quá lớn hoặc quá nhỏ so với tuần tuổi, và các vấn đề về giấc ngủ trong thai kỳ có thể liên quan đến việc chuyển dạ lâu hơn và nhu cầu sinh mổ lớn hơn.

Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai

– Rời khỏi giường: Nếu mẹ không ngủ sau khi đặt lưng từ 20 đến 30 phút, hãy thức dậy và làm một việc nhỏ, ít hứng thú như lau bàn hoặc cộng sổ sách và sau đó cố gắng đi ngủ lại. Mẹ có thể có đủ cảm giác mệt mỏi để đi vào giấc ngủ.

– Đừng đếm số giờ ngủ: Mặc dù giấc ngủ 8 tiếng được xem là tiêu chuẩn nhưng không ít người cần ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn. Nếu mẹ không cảm thấy mệt mỏi kinh niên nghĩa là giấc ngủ của mẹ có thể đã đủ số lượng.

 

 

Làm thế nào để ngăn ngừa mất ngủ khi mang thai

– Thử việc thiền và tâm sụ giải toả những lo lắng khi mang thai với bạn đời, người thân, bạn bè.

– Tránh sử dụng caffeine và sô cô la. Đặc biệt là vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối, vì chúng có tác dụng khiến cơ thể tỉnh táo.

– Ăn bữa nhỏ và vào lúc sớm. Một bữa ăn lớn vào buổi tối muộn có thể gây khó tiêu và làm khó ngủ.

– Ăn chậm, nhai kỹ có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng ợ nóng.

– Giữ cho lượng đường trong máu ổn định bằng các món ăn vặt như bánh ngũ cốc nguyên hạt, sữa ấm, que phô mai hoặc vài quả mơ khô.

– Điều tiết lượng nước uống vào: Uống nhiều nước vào đầu ngày và cắt giảm đồ uống sau 6 giờ chiều. Điều này có thể giúp mẹ hạn chế thức dậy đi tiểu về đêm.

– Tập thể dục hàng ngày có thể khiến mẹ buồn ngủ hơn vào ban đêm. Chỉ cần tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ, vì nhịp tim tăng lên sau khi tập luyện có thể khiến mẹ tỉnh táo.

– Thực hiện thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tạo cảm giác thư giãn bằng các hoạt động như: đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, tập vài tư thế yoga nhẹ nhàng, tắm nước ấm, mát-xa bà bầu và quan hệ tình dục.

– Sử dụng một số ứng dụng điện thoại giúp ngủ ngon như hướng dẫn tự thiền định, âm thanh thiên nhiên hoặc phát tiếng ồn trắng.

– Sử dụng điện thoại, máy tính bảng, máy đọc sách điện tử, TV hoặc máy tính xách tay trước khi đi ngủ có thể gây rối loạn giấc ngủ. Ánh sáng xanh của màn hình làm thay đổi cơn buồn ngủ và ngăn chặn mức độ hormone melatonin. Mẹ hãy tắt nguồn các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

– Kiểm tra nhiệt độ phòng để đảm bảo sự thoáng mát về đêm. Sử dụng các loại chăn và gối đủ mềm mà vẫn tạo điểm tựa cho tư thế nằm.

– Không nên thực hiện các hoạt động ban ngày như sổ sách, hoá đơn, họp online trên giường. Mẹ có thể vô tình liên kết phần đó với việc tỉnh táo và căng thẳng.

– Một chiếc gối có mùi thơm của hoa oải hương hoặc gói thơm được nhét vào vỏ gối có thể giúp mẹ thư giãn và ngủ nhanh hơn.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 42

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 42

Mặc dù việc bé ra đời muộn sau ngày dự sinh là bình thường nhưng mẹ cũng nên có vài sự chuẩn bị trong tuần này. Bác sĩ có thể làm một vài bài test hoặc siêu âm để chẩn đoán và quyết định có sinh mổ hay không.

Bé ra đời muộn có thể có làn da khô, nứt nẻ do lớp màng sinh học bảo vệ đã tách ra từ tuần trước. Nhưng các dấu hiệu này chỉ là tạm thời và sẽ biến mất nhanh chóng.

Bé có thể có tóc và móng tay dài hơn các bé cùng lứa, rất ít hoặc không có lanugo (lớp lông mềm trên cơ thể để giữ ấm)

Cơ thể mẹ ở tuần thứ 42

Nghiên cứu cho thấy 70% các mẹ sinh quá ngày thực ra không hề bị quá. Nguyên nhân vì việc tính tuần tuổi thai nhi rất dễ bị sai lệch nếu ngày rụng trứng của mẹ không cố định. Chỉ có 2% các mẹ là thực sự mang thai và sinh quá ngày. Nếu mẹ thuộc số đó thì cũng đừng quá lo lắng. Với sự theo dõi sát của các bác sĩ, mẹ sẽ được kích thích chuyển dạ hoặc sinh mổ nếu cơn chuyển dạ không đến tự nhiên.

 

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 41

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 41

Tuần thứ 41 nghĩa là mẹ đã rất gần ngày sinh và ngày dự sinh cũng đã qua một chút rồi. Nếu muộn hơn mà bé vẫn chưa ra đời thì bác sĩ sẽ dùng đến phương pháp kích thích chuyển dạ. Khi ra đời móng tay của bé sẽ hơi dài hơn một chút, dài quá đầu ngón tay.Sau một tuần tuổi bé có thể được cắt móng tay bằng dụng cụ chuyên dụng.

Bé ra đời trong tuần thứ 41 sau ngày dự sinh vẫn không phải là sinh muộn. Theo thống kê thì chỉ có 5% các bé là sinh đúng trong ngày dự sinh và có đến 10% các bé ra đời muộn quá 41 tuần. Ngoài ra đôi khi việc tính tuần tuổi thai nhi có thể sai lệch nên thời điểm mẹ sinh bé tưởng muộn mà lại không muộn chút nào.

Hệ nội tiết của bé bắt đầu làm việc và sinh ra các hormone. Các nhà khoa học có giả thuyết rằng các hormone giống như tín hiệu gửi đến cơ thể mẹ để kích thích việc chuyển dạ. Trong quá trình được sinh ra, cơ thể bé cũng tạo ra nhiều stress hormone có tác dụng kích thích bản năng sinh tồn, giúp cơ thể bé hít lấy hơi thở đầu tiên và mau chóng làm quen với cuộc sống không phụ thuộc vào oxy, chất dinh dưỡng truyền qua dây rốn.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 41

Trong tuần thứ 41, mẹ sẽ được thảo luận với bác sĩ về khả năng kích thích chuyển dạ. Nếu quá trình sinh diễn ra mẹ sẽ thấy hiện tượng bong nút nhầy tử cung, ra máu và vỡ ối. Khi mẹ cảm thấy các cơn co báo hiệu chuyển dạ thì cần thông báo ngay với bác sĩ và các hộ sinh. Cảm giác chuyển dạ sẽ giống như sự co cứng hoặc đau lưng dưới. Đa phần các trường hợp cơn co sẽ bắt đầu tứ sau lưng và lan dần ra phía trước.

 

 

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 40

Quá trình phát triển của bé trong tuần 40 của thai kỳ

Tất cả các cơ quan của bé đều đã hoàn thiện và hoạt động tích cực cho cuộc sống ngoài bụng mẹ của bé. Nếu bé chưa ra đời gần ngày dự sinh trong tuần này thì mẹ sẽ bước sang tuần 41 và đó là điều rất bình thường. Theo thống kê có đến một phần ba các mẹ sinh bé muộn hơn so với ngày dự sinh.

Trong tuần 40 này bình quân bé có cân nặng từ 2,7 đến 4 kilogram và chiều dài từ 48 tới 55 centimet. Nếu bé lớn hoặc nhỏ hơn mốc trên thì mẹ cũng đừng lo lắng, có rất nhiều bé ít cân hoặc vượt cân mà sức khoẻ vẫn bình thường.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 40

Tuần 40 là mốc chính thức kết thúc thời gian mang thai của mẹ. Cơ thể mẹ đang tiết ra sữa rất giàu dinh dưỡng và nhiều kháng thể để cung cấp cho bé yêu trong 6 tháng đầu đời. Một dấu hiệu của thời điểm sinh nở đó là vỡ ối. Bé sẽ ra đời trong vòng 24 giờ sau khi có hiện tượng này ở mẹ. Rất nhiều mẹ chia sẻ với nhau sự lo lắng khi gần đến ngày sinh nở. Nhưng mẹ có thể yên tâm vì sinh nở là việc diễn ra tự nhiên và bên cạnh mẹ có các bác sĩ, hộ sinh giàu kinh nghiệm của Khoa sản nhi Viện Y học Biển.

 

 

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 39

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 39

Chỉ còn 1-2 tuần nữa là đã đến ngày bé chào đời, giờ đây bé đã lớn bằng một quả dưa vàng. Não bộ của bé đang phát triển với tốc độ rất nhanh và sẽ giữ đà như vậy trong ba năm đầu đời. Sau khi sinh bé mẹ sẽ dễ dàng nhận ra rằng nhận thức của bé tiến triển lên rõ rệt từng tuần một. Tuyến lệ của bé chưa phái triển để tạo ra nước mắt nên phải khoảng 1 tháng sau khi sinh thì bé mới khóc ra nước mắt lần đầu tiên. Làn da của bé đang chuyển từ hồng sang trắng, bất kể bé có màu da thực là gì. Nguyên nhân do lớp mỡ được tích tụ dày dưới da. Sau khi ra đời bé mới có làn da mang màu sắc thực của mình.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 39

Đây là giai đoạn cuối của thai kỳ nên mẹ sẽ càng cảm thấy nặng nề, khó chịu hơn. Lồng ngực và xương chậu của mẹ bị chèn ép, cổ tử cung sẽ thấy nhức nhối và các cơn gò sinh lý (Braxton Hicks contractions) xuất hiện với mật độ dày hơn và cường độ mạnh hơn. Mẹ sẽ sớm thấy những dấu hiệu lâm bồn như hiện tượng vỡ ối, bong nút nhầy tử cung và tiết máu. Khi có dấu hiệu này chứng tỏ mẹ sẽ sinh bé ngay trong ngày hoặc trong ngày tiếp theo. Mẹ đừng lo lắng, các bác sĩ, hộ sinh của Khoa sản nhi sẽ lo liệu mọi việc.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

 

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 38

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 38

Tháng thứ 9 của thời gian mang thai đã qua được một nửa. Chỉ một thời gian ngắn nữa là đến thời khắc trọng đại rồi. Hai mắt của bé lúc này sẽ có màu xanh biển, xám hoặc nâu rồi dần dần sẽ chuyển màu khi bắt đầu tiếp xúc với ánh sáng. Khi bé được khoảng 1 tuổi thì màu mắt mới là màu thật cố định. Khi ở trong bụng mẹ, bé có một lớp lông tơ rất mỏng gọi là lanugo, giúp bé giữ ấm cơ thể. Giờ đây lớp lông đó đang rụng ra để chuẩn bị cho quá trình ra đời. Phổi và dây thanh quản của bé đang mạnh dần lên, sẵn sàng cất tiếng khóc đầu tiên khi rời khỏi bụng mẹ.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 38

Vì em bé đang chuyển dần xuống xương chậu nên mẹ sẽ thấy hít thở dễ hơn vì phổi đỡ bị ép nhưng ngược lại bàng quang và xương chậu lại chịu áp lực nhiều hơn. Trong những tuần cuối cùng này việc căng thẳng tâm lý sẽ là nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ của mẹ. Mẹ nên tập đi bộ nhẹ nhàng. Đi bộ ít gây áp lực lên cổ chân và đầu gối nên là một trong những bài tập tốt nhất ở những tuần cuối thai kỳ. Đi bộ nhẹ nhàng còn giúp cơ thể được thư giãn, giúp ngủ ngon hơn và việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 37

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 37

Ở tuần này mẹ sẽ thấy bé ít đạp chân hơn vì không gian trong tử cung đã chật hẹp hơn. Thay vào đó bé sẽ duỗi người, lắc lư, lăn qua lăn lại trong bụng mẹ. Bé cũng dành nhiều thời gian để tập các phản xạ như tập hít thở bằng cách nuốt và nhả nước ối, tập bú mút bằng cách mút chặt ngón tay cái, chớp mắt và lăn người qua lại. Bộ phận phát triển lớn nhất của bé hiện nay là phần đầu với đường kính gần ngang với cả phần ngực. Lớp mỡ che chở cơ thể bé tích tụ dày dưới da và tạo ra các nếp gấp ở cổ và cổ tay.

Cơ thể mẹ trong tuần 37 của thai kỳ

Trong tuần 37 mẹ sẽ đi khám thai để bác sĩ kiểm tra xem tử cung đã bắt đầu mở hay chưa, qua đó bác sĩ sẽ tính toán được ngày dự sinh. Thời điểm bé ra đời là khi cổ tử cung mở ít nhất 10 centimet. Bác sĩ cũng sẽ xem tư thế và vị trí của bé để dự đoán được chính xác hơn. Ngày sinh hạ đã rất gần rồi, mẹ hãy nghỉ ngơi thư giãn, giữ tinh thần thoải mái nhất nhé.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 36

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 36 của thai kỳ

Hộp sọ của bé trong tuần 36 này chưa hoàn toàn liền một khối, nhờ vậy mà phần đầu bé có thể dễ dàng chui khỏi bụng mẹ hơn. Toàn bộ các xương trong ở thể bé cũng đều ở dạng mềm và sẽ cứng cáp dần lên trong vài năm đầu đời. Các hệ cơ quan của bé đã phát triển đầy đủ. Hệ tuần hoàn máu, hệ miễn dịch đã sẵn sàng thực hiện toàn bộ chức năng. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ quan cần hoàn thiện nốt như hệ tiêu hoá sẽ phát triển đầy đủ sau khi sinh.

Cơ thể mẹ ở tuần thứ 36

Cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn trước nhiều, dáng đi sẽ nghiêng qua lại hai bên. Các mô liên kết trở nên mềm và giãn rộng hơn. Cơ thể mẹ cần trở nên mềm dẻo để dễ dàng đưa bé ra ngoài khi sinh. Mẹ sẽ cảm thấy một số cơn đau ở vùng xương chậu vì phần đầu của bé đã sa xuống bụng dưới và tử cung rộng ra chèn ép lên. Để giảm thiểu các cơn đau, mẹ có thể tắm nước ấm, làm các động tác giãn cơ nhẹ nhàng và mát xa bà bầu. Vì bé đã sa xuống dưới bụng nên mẹ sẽ hết bị khó thở, đầy bụng như các tuần trước đó.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 35

Sự phát triển cơ thể bé trong tuần thứ 35

Trong tuần thứ 35, bé bắt đầu chuyển dần sang tư thế chúc ngược đầu xuống. Bởi vậy mẹ sẽ có những cơn gò sinh lý giả (Cơn gò Braxton – Hicks). Trong tuần này bé đã lớn bằng một trái dưa vàng và tiếp tục tích tụ mỡ dưới da để tăng cân. Chân và tay bé cũng mập mạp lên thấy rõ. Trong khi đó xương sọ của bé vẫn còn mềm, nhờ vậy bé có thể ra khỏi bụng mẹ dễ dàng hơn. Bé cũng sẽ thường xuyên đá chân, đập tay hơn vì không gian trong bụng mẹ đang hẹp hơn trước.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 35

Mẹ sẽ cảm thấy buồn tiểu thường xuyên hơn trước. Cảm giác này giống hệt như hồi tam cá nguyệt đầu tiên nhưng nguyên nhân thì khác nhau. Ở tam cá nguyệt đầu tiên nguyên nhân là do hormone thai kỳ. Trong khi giai đoạn này tử cung của mẹ phình ra chèn ép lên bàng quang khiến mẹ thường xuyên phải vào nhà vệ sinh hơn. Tuy nhiên mẹ đừng vì thế mà uống ít nước đi nhé.

Giai đoạn này mẹ sẽ làm mọi việc một cách khó khăn nên rất cần gia đình bố trí người giúp đỡ mẹ khi sinh hoạt cũng như làm thay mẹ việc nhà. Không những thế gia đình cón là chỗ dựa tinh thần cho mẹ khi mà thời gian mang thai người mẹ dễ gặp phải những cảm xúc lo âu bất chợt.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA TỪNG TUẦN – TUẦN 34

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 34 của thai kỳ

Bé của chúng ta đã biết nhắm mắt khi ngủ và mở mắt khi tỉnh giấc, từ đó mà hình thành chu trình thức – ngủ của cơ thể. Lớp màng sinh học gọi là vernix bao bọc và bảo vệ cơ thể bé đang dày lên. Lớp màng này sẽ tách ra trong vài tuần kế tiếp. Cùng với sự lớn lên của bé, mẹ có thể đôi khi nhìn thầy dấu chân và tay của bé in lên bụng mình khi bé ấn, đấy, đạp từ bên trong. Móng chân và móng tay của bé đã dài đủ để chạm đến đầu ngón tay. Sau khi bé sinh khoảng một tuần mẹ sẽ cần đến chiếc bấm móng tay tí hon đấy.

Cơ thể mẹ trong tuần thứ 34

Tử cung của mẹ tiếp tục giãn nở ra. Bụng của mẹ đã nhô lên khoảng 13 centimet so với lúc trước khi mang thai. Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy như mắt mình mờ đi, nhìn không rõ. Đó là do mắt đang chịu ảnh hưởng của hormone thai kỳ. Hormone này còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và các dây chằng của mẹ.

Ngoài việc nhìn mờ đi, mẹ cũng sẽ thấy mắt bị khô hơn làm cho việc đeo kính áp tròng trở nên khó chịu hơn. Trong giai đoạn này mẹ nên dùng kính gọng hơn là kính áp tròng nhé. Những trịệu chứng này chỉ là tạm thời, thường sẽ biến mất sau khi mẹ sinh bé.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/