Trong thời gian mang thai cơ thể mẹ cần sản sinh ra nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi. Nếu mẹ không hấp thu đủ sắt và dưỡng chất thì cơ thể mẹ có thể không tạo ra đủ hồng cầu. Thiếu máu thai kỳ nghĩa là máu không có đủ lượng hồng cầu khoẻ mạnh để vận chuyển Oxy cung cấp cho cơ thể mẹ và bé.
Đa phần các mẹ bầu đều sẽ bị chứng thiếu máu nhưng nguyên nhân thì thiên hình vạn trạng. Chứng thiếu máu sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, yếu sức. Nếu không được xử lý, thiếu máu có nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sinh sớm.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ một số thông tin hữu ích về chứng thiếu máu thai kỳ:
Các nguyên nhân thiếu máu thai kỳ thường gặp:
– Thiếu sắt: thể thiếu máu này xảy ra khi cơ thể không có đủ nguyên tốt sắt để tạo ra hemoglobin. Đây là một protein trong hồng cầu có tác dùng mang Oxy từ phổi đến khắp cơ thể.
– Thiếu vitamin B9: Vitamin B9 có nhiều trong các loại rau xanh đậm. Cơ thể cần Vitamin B9 để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, bao gồm cả tế bào hồng cầu trong máu.
Trong thời gian mang thai phụ nữ cần bổ sung Vitamin B9. Tuy nhiên nhiều khí chế độ ăn không đảm bảo sẽ gây ra sự thiếu hụt vitamin này. Thiếu vitamin B9 có thể làm bé thiếu cân khi sinh.
– Thiếu vitamin B12: Vitamin B12 cũng hỗ trợ tái tạo hồng cầu. Mẹ bầu thiếu thịt, trứng, sữa trong khẩu phần dễ bị thiếu loại vitamin này. Thiếu hụt Vitamin B12 có thể dẫn đến sinh non.
– Việc mất máu trong và sau khi sinh cũng là tác nhân gây thiếu máu ở sản phụ.
Các nguyên nhân gây ra thiếu máu thai kỳ:
Mọi mẹ bầu đều có nguy cơ thiếu máu vì lượng máu mà cơ thể cần tăng vọt. Tuy nhiên nguy cơ sẽ cao hơn khi:
– Mang thai cùng lúc nhiều bé.
– Mang thai hai lần quá gần nhau.
– Nôn ói nhiều khi bị nghén.
– Mang thai ở tuổi chưa thành niên.
– Chế độ ăn uống không hợp lý.
– Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai.

Triệu chứng của thiếu máu thai kỳ:
– Da tái, môi và móng tay trắng tái.
– Mệt mỏi yếu sức.
– Choáng váng.
– Khó thở.
– Tim đập nhanh.
– Mất tập trung.
Trong giai đoạn đầu của chứng thiếu máu mẹ có thể không thấy những triệu chứng rõ ràng. Nhiều triệu chứng mẹ có thể trải qua trong thai kỳ kể cả không thiếu máu nên mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra định kỳ nhé.
Những nguy cơ gây ra bởi thiếu máu thai kỳ
Thiếu máu mà không được điều trị có thể tăng nguy cơ gây ra:
– Bé sinh non hoặc sinh thiếu cân.
– Trầm cảm sau sinh.
– Bé bị chứng thiếu máu.
– Bé chậm lớn.
Thiếu máu do thiếu vitamin B9 mà không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như:
– Sinh non hoặc sinh thiếu cân.
– Bé sinh với tật ở cột sống hoặc não bộ.
– Bé sinh ra bị khiếm khuyết ống thần kinh.
Điều trị chứng thiếu máu:
Khi mẹ xét nghiệm máu bị thiếu máu thai kỳ bác sĩ có thể chỉ định mẹ dùng viên bổ sung sắt hoặc bổ sung vitamin B9, B12.

Phòng ngừa thiếu máu thai kỳ:
Để phòng thiếu máu thai kỳ mẹ cần hấp thụ đủ sắt cho cơ thể bằng cách có một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Mẹ hãy thêm vào khẩu phần 3 bữa một ngày những món giàu sắt như:
– Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, cá.
– Rau xanh đậm.
– Đậu, đậu phụ, ngũ cốc
– Trứng
Thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp mẹ hấp thu Sắt dễ dàng hơn:
– Cam, chanh, bưởi.
– Dâu.
– Kiwi
– Cà chua
– Ớt chuông
Mẹ hãy cố gắng ăn thực phẩm vitamin C cùng lúc với thực phẩm giàu sắt.
Các mẹ bầu ăn thuần chay nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn phù hợp và sử dụng viên bổ sung vitamin.