0225.3.519.687

Những điều cần biết về rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em là gì?

Rối loạn lo âu chia ly tức Separation anxiety disorder (SAD) là một vấn đề sức khỏe tâm lý. Bé sẽ lo lắng nhiều về việc bị chia cách với gia đình và người thân. Bé cảm thấy sợ sẽ bị lạc, gặp phải chuyện xấu khi không trực tiếp nhìn thấy người trong gia đình.

Trẻ em là thiếu niên đều sẽ trải qua những nỗi sợ khác nhau. Đây là một phần của quá trình trưởng thành. Rối loạn lo âu chia ly là vấn đề thông thường ở trẻ bé. Hầu như mọi bé từ 18 tháng tới 3 năm tuổi đều có sự lo lắng ở nhiều mức độ. Tuy nhiên dấu hiệu của SAD sẽ nghiêm trọng hơn. Khi bé có những dấu hiệu trong 4 tuần liên tục thì ta có thể xác định rằng đó là SAD.

Nguyên nhân nào gây ra SAD ở trẻ?

Các chuyên gia tin rằng SAD gây ra bởi cả nguyên nhân sinh học và tác động môi trường. Bé có thể kế thừa khuynh hướng lo âu từ cha mẹ. Sự mất cân bằng giữa hai chất hóa học norepinephrine và serotonin cũng góp phần nguyên nhân gây ra SAD.

Trẻ nào dễ có nguy cơ với SAD?

SAD xảy ra với tỷ lệ ngang bằng ở trẻ nam và nữ. Tuy nhiên bé có cha mẹ có tiền sử rối loạn lo âu sẽ dễ bị SAD hơn.

Triệu chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ là gì?

Mỗi bé có một dấu hiệu khác nhau tuy nhiên những dấu hiệu thông thường nhất của SAD là:

  • Từ chối ngủ một mình.
  • Giấc mơ lặp đi lặp lại với nội dung chia ly.
  • Lo lắng rất nhiều khi bị rời xa nhà.
  • Quá lo lắng về an toàn của thành viên trong gia đình.
  • Quá lo lắng về việc đi lạc khỏi gia đình.
  • Từ chối tới trường.
  • Sợ hãi khi phải ở một mình.
  • Thường xuyên đau bụng, đau đầu hoặc những tổn thương vật lý khác.
  • Đau căng cơ.
  • Lo lắng quá nhiều về an toàn bản thân.
  • Lo lắng quá nhiều về việc ngủ ở nơi khác ngoài nhà.
  • Bám dính lấy ba mẹ ngay cả lúc ở nhà.
  • Hoảng loạn, la hét khi bị tách khỏi cha mẹ, người chăm sóc.

Làm thế nào để phòng chống rối loạn lo âu chia ly ở trẻ?

Cha mẹ nên để ý tới các dấu hiệu ở trẻ và cha mẹ sẽ có vai trò tích cực nhất trong việc giảm bớt những lo âu này.

  • Cho bé khám sức khỏe định kỳ.
  • Hỗ trợ bé một cách tích cực, khuyến khích tính tự lập của bé.
  • Ghi nhớ các tình huống làm bé căng thẳng và lên kế hoạch chuẩn bị cho bé trước các tình huống đó.
  • Giao lưu với cộng đồng cha me có con bị rối loạn lo âu.
  • Tìm sự giúp đỡ, quan tâm của nhà trường khi bé đi nhà trẻ, đi học.

Quá trình phát triển của bé trong năm đầu đời – tuần I

Quá trình bé lớn lên và phát triển trong năm đầu tiên của cuộc đời hứa hẹn tràn đầy niềm vui cho ba mẹ mà cũng kèm theo không ít bối rối. Loạt bài viết dưới đây hy vọng sẽ cung cấp thêm cho ba mẹ nhiều thông tin về những mốc phát triển quan trọng của bé trong năm đầu tiên này. Thêm vào đó là nhiều lời khuyên và mẹo hữu ích từ chuyên gia sẽ rất bổ ích trong việc chăm sóc bé.

Quá trình phát triển của bé sơ sinh và 1 tuần tuổi

Sau 9 tháng mong chờ cuối cùng bé của mẹ cũng đã nằm gọn trong vòng tay của mẹ đây rồi. Lúc mới ra đời bé sẽ có đôi mắt sưng và đầu nhọn. Đây là điều bình thường khi mà bé đã trải qua thời gian dài trong môi trường nước ối và trải qua quá trình lách để ra đời. Trong vài tuần sắp tới bé sẽ càng ngày càng trở nên xinh xắn hơn. Mẹ đừng quên trải nghiệm trọn vẹn lần đầu ôm bé, da kề da và cho bé bú. Cảm xúc thiêng liêng này sẽ làm củng cố mối liên kết với thành viên mới của gia đình.

Trong tuần này bé có thể tự nâng đầu lên nếu được đặt nằm sấp. Tầm nhìn của bé có thể tập trung vào vật thể trong khoảng cách 20-30 centimet, tương đương với khoảng cách đến khuôn mặt của ba mẹ khi ngắm nhìn bé. Bé có những phản xạ cơ thể cơ bản như phản xạ bú mẹ hay đổi bên quay đầu khi nằm ngủ. Trong những ngày đầu bé sẽ ngủ rất nhiều như để lấy lại sức sau quá trình ra đời kéo dài. Trong tuần sắp tới bé sẽ thức giấc nhiều hơn.

Bé sơ sinh đủ tháng có cân nặng khoảng từ 2,6 kg tới 4,6 kg. Bé sẽ tiếp tục tăng cân trong những ngày tới nhờ dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Mười nguyên tắc quan trọng để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh là gì?

Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là hiện tượng trẻ tử vong không rõ nguyên nhân khi mới chưa đầy năm. Thường xảy ra khi trẻ đang ngủ và khó lòng phát hiện ngay lập tức. Trong năm 2017 tại Mỹ đã ghi nhận 1400 ca tử vong như vậy. May thay, tỉ lệ này đang giảm rõ rệt nhờ phổ biến các khuyến cáo về giấc ngủ an toàn cho trẻ.

Ta hãy điểm qua 10 nguyên tắc quan trọng này nhé:

1 Luôn cho bé ngủ nằm ngửa

Trẻ sơ sinh được đặt ngủ nằm ngửa, kể cả với những giấc ngủ ngắn sẽ giảm nguy cơ bị tắc nghẽn đường thở. Nhưng nếu bé nhà bạn đã có thể lẫy và tự lật người để ngủ sấp thì cũng có thể để bé nằm như vậy. Chỉ cần đảm bảo đặt bé nằm ngửa khi bắt đầu giấc ngủ.

2 Cho bé ngủ trên bề mặt cứng cáp

Trẻ sơ sinh nên được đặt nằm trên đệm cứng với chăn mỏng. Những tấm đệm mềm, chăn dày, thú nhồi bông, gối cao sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở. Tránh dùng các gối, đệm hỗ trợ cố định tư thế

Dùng đệm và ga trải đệm đồng bộ với nhau. Dùng ga trải không vừa vặn sẽ làm mất bề mặt phẳng của đệm. Tránh để bé ngủ  trên xe nôi mà không có người để mắt tới.

3 Kiểm soát nhiệt độ phòng

Giữ cho bé thoải mái bằng cách kiểm soát nhiệt độ phòng phù hợp và mặc cho trẻ nhiều hơn một lớp so với mức mà bạn thấy vừa. Nhờ vậy mà sẽ không cần phải đắp chăn cho bé. Nếu bé bị nóng, biểu hiện bằng việc đổ mồ hôi hoặc chạm vào thấy nóng thì ta sẽ cởi bớt một lớp quần áo. Nhờ vậy bé nhà bạn sẽ ngủ ngon và an toàn.

4 Cho trẻ bú mẹ

Nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ được bú mẹ sẽ giảm mạnh nguy cơ đột tử sơ sinh.

Trẻ dùng núm vú giả khi ngủ

5 Dùng núm vú giả cho bé

Nghiên cứu cho thấy bé được ngậm núm vú giả khi ngủ sẽ giảm đáng kể nguy cơ SIDS. Nếu vú giả bị rơi ra khỏi miệng bé lúc đang ngủ thì cũng không cần đặt trở lại. Không dùng các loại dây để cố định núm vú giả.

6 Tránh khói thuốc

Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc thụ động trong khi mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ SIDS. Nếu ba mẹ bé là người hút thuốc thì khi ngủ cùng giường với bé sẽ làm tăng nguy cơ bị SIDS, kể cả khi bạn không hút thuốc trước khi đi ngủ.

 

Sử dụng giường nôi an toàn

7 Tránh dùng đồ uống có cồn và chất kích thích trong khi mang thai và thời gian cho con bú

Sử dụng chất kích thích trong thời gian thai kỳ có nguy cơ làm tăng tỷ lệ SIDS và nhiều vấn đề sức khoẻ khác. Ngoài ra khi dùng rượu bia chất kích thích mà ngủ cùng bé còn tăng nguy cơ người lớn ngủ quá say và trở mình đè lên trẻ.

8 Khám thai định kỳ

Là một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ SIDS, ngoài ra còn giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khoẻ khác của bé.

9 Tạo miễn dịch cho trẻ

Sử dụng liệu trình do bác sĩ Nhi khoa chỉ định để tạo và tăng cường miễn dịch cho bé không những giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh tật nguy hiểm mà còn giảm nguy cơ SIDS.

10 Trông chừng khi để bé nằm sấp

Đôi khi cũng cần để bé được nằm sấp để luyện tập phần cơ ở vai và ngực. Tuy nhiên luôn phải để mắt đến bé trong lúc này và không để bé ngủ trong tư thế nằm sấp.

Theo Uvpediatrics

Bí quyết tắm cho trẻ sơ sinh an toàn

Vệ sinh thân thể cho bé thường xuyên sẽ tránh được nhiều bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên trái với suy nghĩ rằng tắm chỉ đơn giản là việc của xà phòng và nước. Bé sơ sinh cơ thể còn non nớt, hệ miễn dịch còn yếu nên ta không thể tắm như với trẻ lớn được. Vậy tắm cho bé như thế nào là đúng cách và an toàn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Bước 1. Chuẩn bị

– Khăn tắm: Một khăn nhỏ và một khăn lớn ( loại khăn vải mềm nhiều lớp)

– Chậu tắm: 1 chậu to và 1 chậu nhỏ.

– Nước ấm: bằng nhiệt độ cơ thể. Để đánh giá nhiệt độ nước ta nên dùng khuỷu tay vì vùng đó không có lớp mỡ dưới da, cảm nhận về nhiệt độ chính xác hơn.

– Xà phòng tắm, dầu gội loại dành riêng cho trẻ sơ sinh. Bạn cũng có thể tắm bằng chanh hoặc lá chè tươi.

– Quần áo dài tay gồm cả bao tay chân, mũ che thóp.

– Bỉm hoặc quần đóng tã.

– Tăm bông và cồn povidine dành riêng cho trẻ.

– Nước muối sinh lý.

– Băng quấn rốn.

– Khi tắm dùng phòng kín gió, nhiệt độ phòng khoảng 27 tới 29 độ.

(Ảnh minh hoạ)

Bước 2. Trình tự tắm cho trẻ sơ sinh

1 Lau mặt và đầu:

Ta cởi quần áo cho bé rồi lấy khăn cuốn quanh người để tránh gió. Đầu tiên dùng khăn ấm lau vùng mặt, cổ, gáy sau đó dùng tăm bông chấm nước để lau quanh mắt, mũi, vành tai.

Tiếp đến ta gội đầu cho trẻ nhẹ nhàng, dùng bàn tay xoa nhẹ và dội nước từ tử. Dùng hai ngón tay bịt tai cho bé để tránh nước vào tai gây viêm nhiễm.

Cuối cùng ta dùng khăn nhỏ lau khô đầu và mặt cho bé.

2 Tắm phần thân:

Ta đổ đầy chậu to bằng nước ấm, đặt một cánh tay dưới lưng bé, bàn tay đỡ đầu rồi cho bé vào chậu từ từ.

Nhẹ nhàng lau bằng khăn nhỏ từ cổ, nách, chân tay, ngực bụng. Chỉ lau chứ không cần kỳ cọ vì da của bé rất mềm mỏng.

3 Tắm phần lưng, mông:

Rửa nhẹ bộ phận sinh dục. Với bé gái thì phải lau từ trước ra sau. Sau khi lau thì dùng chậu nước thứ hai để tráng lại cho bé một lượt.

Tổng thời gian tắm chỉ nên khoảng 5 phút để tránh cảm lạnh.

4 Lau khô người:

Đặt bé lên trên tấm khăn lớn sau đó lau khô nhẹ nhàng rồi bôi kem chống hăm vào mông, xung quanh bộ phận sinh dục. Mặc quần áo khô sạch cho bé, dùng máy sấy tóc công suất nhỏ để làm khô đầu. Ngay khi sấy xong thì dùng mũ che thóp cho bé vì vùng đầu còn rất mỏng.

Lau khô người để bé không bị nhiễm lạnh

Bước 3. Làm sạch rốn cho bé

Ta sử dụng dung dịch cồn và tăm bông để sát trùng rốn từ trong ra ngoài. Mỗi tăm bông chỉ dùng một lần, không lau day qua day lại.

Nếu bé chưa rụng rốn thì cho trẻ đeo băng rốn, nếu đã rụng thì ta bỏ qua thao tác này.

Những điều quan trọng cần chú ý khi tắm cho bé:

– Bé cần được tắm trong phòng kín gió, nhiệt độ ấm để đề phòng cảm lạnh.

– Không lau người bé bằng các loại khăn cứng, ẩm ướt.

– Một ngày có thể tắm cho bé từ 1 đến 2 lần vào những lúc có nắng ấm như sau 10 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều.

– Lau sạch những vị trí nhỏ như kẽ ngón tay chân, sau tai, bộ phận sinh dục…

– Không xao nhãng làm việc khác khi đang tắm cho trẻ như nghe điện thoại, xem ti vi.

– Không bế trẻ theo phương thẳng đứng vì cổ của trẻ rất yếu.

Hành động tắm cho bé không những giúp thân thể được vệ sinh, sức khoẻ được đảm bảo mà còn giúp bé tăng cường khả năng giao tiếp bằng mắt, kích thích các cảm giác của trẻ.

Làm sạch rốn cho bé một cách nhẹ nhàng

Ngày Quốc tế Nam giới 19/11: Đàn ông cần được yêu thương

Tôn vinh những đóng góp của nam giới

Ngày Quốc tế Nam giới hiện được tổ chức tại hơn 70 quốc gia. Ngày này thực chất không phải nhằm “cạnh tranh” với ngày Quốc tế Phụ nữ mà chỉ là dịp tôn vinh những đóng góp của nam giới đối với nhân loại; tập trung vào vấn đề sức khỏe của nam giới và trẻ em nam, cải thiện quan hệ giữa các giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế, luật gia đình, giáo dục và truyền thông.

Nhiều người thường nghĩ rằng, bất bình đẳng giới là sự thiệt thòi của phụ nữ so với đàn ông. Bởi vậy, các giải pháp cho vấn đề bình đẳng giới thường chỉ tập trung vào việc giúp đỡ phụ nữ và các bé gái, đồng thời “cải tạo” hành vi của đàn ông và các bé trai.

Tuy nhiên, tình trạng phân biệt đối xử, sự kỳ thị và thái độ của xã hội với nam giới cũng cần được chú ý. Thực tế, theo ước tính của Liên hợp quốc, nam giới tại 99% vùng lãnh thổ trên thế giới có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với phụ nữ.

Trung bình, 4/5 số nạn nhân tử vong do bạo lực là nam giới và phái mạnh cũng chiếm 2/3 số ca tự tử. “Bởi vì nhiều đàn ông được xem là có vai trò trụ cột trong nhiều nền văn hóa khác nhau nên những vấn đề khó khăn của họ thường bị phớt lờ đi. Trong xã hội tiến bộ, bình đẳng giới ngày nay, đã đến lúc phải suy xét lại và tái định nghĩa về vai trò và những đóng góp của đàn ông cho gia đình và xã hội”, ông Anil Kumar, nhà sáng lập Tổ chức bảo vệ quyền đàn ông ở Ấn Độ, cho biết.

Cũng theo ông Anil, những sự hy sinh thầm lặng mà đàn ông dành cho xã hội và gia đình ít khi được biết đến và luôn được xem là bổn phận của họ. Các kết quả điều tra do Viện gia đình Mỹ chứng minh rằng, sự chuyển dịch nhanh chóng trong vai trò giới đã khiến đàn ông cảm thấy căng thẳng hơn về công việc và mâu thuẫn trong gia đình. Phút mong manh của người đàn ông là khi họ thất bại, vấp ngã.

Một mặt, họ không thể thừa nhận thất bại với xã hội, vì cái tôi. Mặt khác, họ gồng mình gánh vác trách nhiệm với gia đình. Họ đơn độc bước đi mà chân không thể chạm đất, hay đúng hơn họ rơi vào một hố sâu thăm thẳm. Lúc đó, họ cần người bạn đời lắng nghe, yêu thương và tôn trọng.

Nguồn và Tổng hợp : Baomoi

 

 

Beta- hCG và thai kỳ?

Mang thai là một hành trình kỳ diệu. Quá trình hình thành con người từ một tế bào nhỏ phát triển thành một đứa trẻ biết thở, biết cử động, biết vui, biết buồn….là một chặng đường rất dài nhưng đầy hạnh phúc, mong chờ cho các bậc cha, mẹ.

Ở những người phụ nữ có chu kỳ kinh đều, hàng tháng, từ một trong 2 buồng trứng sẽ có một nang noãn trưởng thành và rụng vào khoảng thời gian giữa chu kỳ kinh. Sau khi rụng, noãn sẽ di chuyển vào ống dẫn trứng. Tại đây, sau khi được thụ tinh, trứng tiếp tục hành trình di chuyển của mình về phía buồng tử cung để làm tổ vào lớp nội mạc tử cung trong khoang tử cung và tiếp tục phát triển thành thai.

Trong quá trình đó, khoảng thời gian từ lúc thụ thai, làm tổ cho đến khi siêu âm nhìn thấy thai, có tim thai trong buồng tử cung là một giai đoạn rất quan trọng với rất nhiều câu hỏi mà các bà mẹ thường gặp như: làm sao để biết là mình có thai? Khi nào thì thử que lên 2 vạch? Khi nào thì có thể nhìn thấy thai trên siêu âm? Khi nào thì Bác Sĩ cho làm xét nghiệm Beta- hCG và theo dõi kết quả ấy như thế nào?…..

Các bạn hãy cùng với các Bác Sĩ của khoa Sản- Nhi Viện Y Học Biển trả lời những câu hỏi này nhé.

Beta- hCG là gì?

hCG còn được gọi là hormone thai kỳ. Đây là một glycoprotein có hoạt tính sinh học tương tự như hoocmon Luteinizing.  Hầu như hCG chỉ được sản xuất ở nhau thai (Có một lượng rất nhỏ được tổng hợp trong thận thai nhi).

Các khối u ác tính khác nhau cũng tạo ra hCG, đôi khi với số lượng lớn, đặc biệt là các khối u Tế bào nuôi. hCG cũng được tạo ra với lượng rất nhỏ trong mô của phụ nữ không mang thai, có lẽ chủ yếu ở thùy trước tuyến yên.

Vì vậy, với những người phụ nữ bình thường, không có các bệnh lý tế bào nuôi. Việc phát hiện ra hCG trong máu hoặc nước tiểu luôn luôn cho thấy dấu hiệu có thai

Vậy, làm sao để phát hiện ra mình có thai?

Khi có thai, bên cạnh những thay đổi về cơ thể mẹ, sự rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, rong kinh, ra huyết bất thường chúng ta cần căn cứ vào các xét nghiệm. Các xét nghiệm phát hiện hCG trong máu mẹ và nước tiểu với độ chính xác cao là cơ sở cho các xét nghiệm nội tiết trong thai kỳ.

Với một xét nghiệm đảm bảo chất lượng, hCG có thể được phát hiện trong huyết thanh hoặc nước tiểu từ 8 đến 9 ngày sau khi thụ tinh. Thời gian xuất hiện muộn của hCG trong huyết thanh không quá 1,4 đến 2,0 ngày.

Que thử thai giúp tìm hCG trong nước tiểu:

Trong số các xét nghiệm phát hiện hCG trong nước tiểu, thì que thử thai là dụng cụ phổ biến nhất. Hàng năm, có triệu bộ dụng cụ kiểm tra mang thai được sử dụng.

Trong một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Cole và các cộng sự (2011) phát hiện rằng: để chẩn đoán chính xác 95% trường hợp có thai tại thời điểm chậm kinh thì que thử thai phải dương tính ở nồng độ hCG là 12,5 mIU/mL.

Tuy nhiên, trên thực tế, với nồng độ hCG là 100 mIU / mL, chỉ có 44% các que thử thai được hiển thị rõ ràng 2 vạch dương tính. Và chỉ có khoảng 15 % các trường hợp mang thai có thể được chẩn đoán vào thời điểm bà mẹ bị chậm kinh.

Bên cạnh đó, thử que chỉ cho chúng ta kết quả có hay không hCG trong nước tiểu chứ không thể cho các mẹ biết về: giới tính thai, sự phát triển của thai và có một tỷ lệ rất nhỏ cho kết quả sai.

Vì vậy, các bà mẹ nếu vào thời điểm chậm kinh thử que âm tính, thì vẫn chưa chắc chắn mình không có thai đâu nhé. Các bạn có thể thử que lại sau 5-7 ngày hoặc đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Sản để được làm thêm các xét nghiệm khác. Trong đó có xét nghiệm định lượng Beta- hCG máu, là một xét nghiệm có độ chính xác cao.

 

Xét nghiệm Beta-hCG máu giúp tìm hCG trong máu mẹ:

Định lượng Beta- hCG máu là một xét nghiệm có độ chính xác cực cao. Xét nghiệm có thể phát hiện hCG trong huyết thanh trong huyết thanh thấp như 1,0 mIU/mL bằng kỹ thuật miễn dịch. Với các xét nghiệm miễn dịch – siêu âm cực nhạy, giới hạn phát hiện thậm chí còn thấp hơn (Wilcox, 2001).

Với xét nghiệm máu, sự tăng của Beta- hCG có thể phát hiện được trong huyết tương của phụ nữ mang thai vào thời điểm 7 đến 9 ngày sau khi thụ tinh, tức là trước cả thời điểm bà mẹ thấy chậm kinh và là cơ sở để khẳng định sự có thai, theo dõi sự phát triển của thai trong giai đoạn sớm của thai kỳ.

Dưới đây là bảng theo dõi nồng độ Beta- hCG dựa trên tuổi thai (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng- chỉ có giá trị tham khảo):

  • 3 tuần: 5 – 50 mIU/ml
  • 4 tuần : 5 – 426 mIU/ml
  • 5 tuần: 18 – 7,340 mIU/ml
  • 6 tuần :      1,080 – 56,500 mIU/ml
  • 7- 8 Tuần: 7, 650 – 229,000 mIU/ml
  • 9- 12 tuần: 25,700 – 288,000 mIU/ml
  • Phụ nữ không mang thai: <5.0 mIU/ml
  • Phụ nữ mãn kinh : 5 mIU/ml

Các Bác Sĩ theo dõi Beta-hCG như thế nào?

Khi đọc kết quả xét nghiệm Beta-hCG của bạn, các Bác Sĩ sẽ chú ý đến 2 vấn đề sau:

Thứ nhất: giá trị của Beta- hCG của bạn có nằm trên ngưỡng phân biệt- phải nhìn thấy thai trên siêu âm đường âm đạo không?

Ngưỡng phân biệt là gì? Đó là giá trị Beta- hCG mà nếu kết quả xét nghiệm của bạn trên mức này, bắt buộc phải nhìn thấy thai trong buồng tử cung trên siêu âm đường âm đạo nếu là thai kỳ bình thường.

Nếu xét nghiệm ở trên ngưỡng này mà trên siêu âm đường âm đạo vẫn chưa nhìn thấy thai thì có thể gặp các trường hợp: thai ngoài tử cung, thai chết lưu, thai đã sảy hoặc bệnh tế bào nuôi… Đặc biệt, trong những trường hợp đa thai, mức độ tăng hCG rất cao so với những trường hợp đơn thai.

Vậy ngưỡng phân biệt là bao nhiêu?

Năm 1994, Barnhart và cộng sự đã báo cáo rằng một người có nồng độ P-hCG huyết thanh > 1500 mIU / mL mà không quan sát thấy thai trong tử cung trên siêu âm âm đạo  thì 100% là không phải một thai kỳ sống.

Năm 2013 Connolly và các cộng sự đã đưa ra bằng chứng cho thấy ngưỡng cao hơn. Họ ghi nhận rằng khi mang thai sống trong tử cung, một túi thai đã sẽ được nhìn thấy ở 99% trường hợp với mức phân biệt là 3510 mIU / mL.

Tại nước ta, qua các nghiên cứu, các trung tâm Sản- Phụ khoa đặt ngưỡng phân biệt ở mức Beta- hCG > 2000 mIU / mL.

Thứ hai: là sự thay đổi của Beta- hCG giữa 2 lần làm xét nghiệm cách nhau 48h.

Nếu mức Beta-hCG lần thử đầu tiên thấp hơn giá trị ngưỡng phân biệt (thường là 2000 mUI/ml), chúng ta thường khó khẳng định được tình trạng và vị trí làm tổ của thai vì kích thước túi thai lúc này rất nhỏ, máy siêu âm khó có thể quan sát được.

Hoặc nếu bạn muốn đánh giá sự phát triển của thai trong những trường hợp  thai trong buồng tử cung có túi thai, nhưng chưa có tim thai hoặc nghi ngờ thai chết lưu.

Các xét nghiệm Beta-hCG nối tiếp cách nhau 48h sẽ được Bác Sĩ chỉ định để đánh giá sự phát triển của thai. Sự tăng hoặc giảm và mức độ tăng giảm của nồng độ Beta- hCG sẽ giúp các Bác Sĩ đưa ra hướng điều trị và theo dõi thích hợp.

Thứ nhất, với những thai kỳ tiến triển bình thường , Kadar và Romero (1987) báo cáo rằng, trung bình, sau mỗi 48h, giá trị Beta- hCG sẽ tăng gấp 2 lần (thấp nhất là tăng 66%). Nếu Beta-hCG tăng dưới mức này, có thể gợi ý đến tình trạng thai ngoài tử cung hoặc những thai phát triển yếu, có nguy cơ chết thai sớm.

Bên cạnh đó, Silva và các đồng nghiệp (2006) cũng cảnh báo rằng: kể cả khi giá trị Beta- hCG tăng trong giới hạn bình thường, vẫn có nguy cơ bệnh nhân bị thai ngoài tử cung.

Những trường hợp có kết quả Beta- hCG không thay đổi hoặc giảm sẽ gợi ý các Bác Sĩ nghĩ đến những trường hợp thai bất thường như: thai ngoài tử cung, sảy thai, thai chết lưu…. Và có thể tiến hành thêm những xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán.

Kết luận: Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho các bà mẹ những hiểu biết cơ bản về xét nghiệm Beta-hCG- một xét nghiệm rất phổ biến trong thời kỳ đầu của thai nghén. Tuy nhiên, việc đọc và phân tích kết quả xét nghiệm này rất phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn và thay đổi tùy từng trường hợp cụ thể của người bệnh. Vì vậy, khi nghi ngờ mình có thai, các mẹ hãy đến các cơ sở y tế chuyên ngành Sản- Phụ khoa để được làm xét nghiệm và nhận sự tư vấn, theo dõi đầy đủ, chính xác nhất.

Chúc các mẹ có thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn, con vuông.

 (Nguồn: Williams Obstetrics 24th edition, Chap 5; Chap 9; Chap 19)

BS Nguyễn Công Điệp

Nhiệt độ nào an toàn nhất cho phòng của bé ?

Bài dịch có sự tham vấn thông tin của bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2, Tp.HCM, Trưởng khoa Nhi – Phòng Khám Quốc tế Victoria Healthcare

Bạn có thể giúp bé ngủ bình an vô sự bằng cách giữ nhiệt độ  phòng trong khoảng từ 16 độ C – 20 độ C. Một cái nhiệt kế phòng sẽ giúp bạn luôn để mắt tới nhiệt độ.

Nếu  trẻ quá nóng sẽ có nguy cơ dẫn tới hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden infant death syndrome SIDS) người ta còn gọi hiện tượng này với cái tên là “ Cot death” tam dịch (chết trong nôi). Hội chứng SIDS không phổ biến ở trẻ dưới 1 tháng tuổi, hầu hết phổ biến ở tháng thứ 2. Gần 90% các ca bị SIDS xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nhưng nguy cơ giảm dần khi trẻ lớn hơn và rất hiếm ca SIDS xảy ra sau 1 năm tuổi.

Vào những ngày ấm áp, hãy giữ che bé được mát mẻ bằng cách đóng màn hoặc rèm cửa nhưng mở cửa sổ phòng của bé.

Vào những ngày nóng bức,  lau cơ thể bé bằng nước hơi âm ấm và hãy bỏ tất cả đệm mút trong cũi (nôi) của bé để không khí có thể được lưu thông, lúc này bé có thể không cần mặc bất cứ chút quần áo nào. Bạn có thể đặt một chiếc quạt điện trong phòng của bé. Nếu đặt quạt, hãy đặt ở một khoảng cách an toàn và thường xuyên kiểm tra để phòng bé không quá lạnh.

Nếu bạn cho rằng bé đang quá nóng, hãy kiểm tra bụng của bé, nếu thấy nóng, vã mồ hôi hãy loại bỏ một số lớp quần áo cho bé. Đừng bao giờ lo lắng khi tay hoặc chân của bé có vẻ mát vì điều hày hầu như là bình thường.

Trong thời tiết lạnh hơn, bạn không nên bao bọc bé bằng quá nhiều tã lót. Nếu bé dưới 1 tuổi, không nên để bé ngủ với quá nhiều chăn nệm. Thay vào đó bạn có thể dùng túi ngủ không có mũ cho bé, túi nên nhẹ và vừa để bé không bị trượt và bên trong. Nếu Bạn sử dụng túi ngủ hãy chắc chắn rằng nó phù hợp theo mùa hoặc bạn có thể dùng chăn lưới hoặc chăn mỏng để đắp khi cần thiết.

 Không bao giờ được đặt chai nước nóng hoặc chăn điện trong cũi của bé cho dù thời tiết lạnh. Đặt cũi của bé đủ xa bộ tản nhiệt và máy sưởi.

 Bạn có thể mua một nhiệt kế cho phòng của bé.
——–

Nguyên bản tiếng Anh

What’s the safest temperature for my baby’s room?

You can help your baby to sleep safe and sound by keeping the temperature in his room between 16 degrees C and 20 degrees C. A basic room thermometer will help you to keep an eye on the temperature.

If your baby gets too hot, he may be more at risk of sudden infant death syndrome (SIDS), also known as cot death. SIDS is uncommon in babies who are less than a month old and most common during their second month. Nearly 90 per cent of cases of SIDS happen in babies under six months old. But the risk reduces as your baby grows older, and very few cases of SIDS happen after a year.

On very warm days, keep your baby cool by closing the curtains or blinds and opening a window in his room.

In really hot weather, sponge your baby gently with tepid water and remove any padding from around his cot so the air can circulate. He may not need to wear any clothing at all. You may want to place an electric fan in your baby’s bedroom. If you do, keep the fan well away from your baby’s cot and check regularly that his room is not too cold.

If you think your baby is getting too hot, check his tummy. If it feels hot, or if he’s sweaty, remove some layers. And don’t worry if your baby’s hands and feet feel cool, as this is completely normal.

In colder weather, you shouldn’t cover your baby with too much bedding, or wrap him in lots of clothes. If your baby is under a year old, he shouldn’t sleep with a duvet or quilt.

Instead, you could use a baby sleeping bag without a hood. This should be lightweight and the right size for your baby to prevent him from sliding down inside it. If you use a sleeping bag, make sure it’s the right tog for the season. Or you could use cellular blankets and sheets, and add or remove layers as

Lẫy – Mốc phát triển quan trọng mà bố mẹ cần chú ý

         Lẫy là một kỹ năng đặc biệt quan trọng bởi đây là bước đầu tiên giúp bé có thể tự mình dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số bé biết lẫy khi mới 3 tháng tuổi, số khác trễ hơn vào 4-5 tháng tuổi và các bé sinh non có thể biết lẫy muộn hơn hẳn. Tuy nhiên, cũng có một số bé bỏ qua luôn giai đoạn này để chuyển sang biết ngồi, biết bò.

         Bé biết lẫy không chỉ giúp tăng vận động tự lập mà còn hỗ trợ cho bé học ngồi, đứng về sau. Đây là điều rất có lợi cho quá trình phát triển của con, vì lúc này, bé sẽ có thể nhìn mọi thứ xung quanh theo một cách hoàn toàn mới, tầm nhìn được mở rộng hơn, có khả năng quan sát môi trường xung quanh với nhiều góc độ khác nhau. Không những vậy, quá trình lẫy sẽ giúp tránh được chứng bẹp đầu, vì khi bé nằm quá nhiều, chứng bẹp đầu là điều khó tránh khỏi. Do đó, các mẹ cần lưu ý để nhận biết thời điểm trẻ tập lẫy và có cách dạy con lẫy đúng cách và hiệu quả.

          Những lưu ý khi cho trẻ tập lẫy

– Để giúp các trẻ tập lẫy đúng với độ tuổi quy định, các mẹ nên thường xuyên cho con tập dần các bài tập phát triển cơ bằng cách cho con thực hiện tummy times (mẹ nên cho bé nằm sấp mỗi ngày). Bài tập này rất quan trọng bởi vì nó giúp cho bé yêu phát triển các cơ xương cổ, cơ xương đầu và xương sống. Ngoài cách này ra, mẹ có thể ôm bé ngang hông của mình, để mặt của bé hướng lên trên.

– Mỗi bé đều có thời điểm lẫy khác nhau, bởi sẽ có nhiều yếu tố tác động riêng biệt đến khả năng của từng bé như: cân nặng, tính cách, sức khỏe. Do đó khi thấy con chưa biết lẫy sớm, các mẹ cũng không nên quá hoảng loạn. Tuy nhiên, khi con được 3 tháng tuổi trở đi, mẹ tuyệt đối không nên để bé nằm một mình trên giường, trên ghế sofa hoặc những nơi cao. Mẹ nên biết rằng chỉ cần một một cú lẫy bất ngờ của con lúc này có thể gây ra tại nạn rất lớn. Sau khi bé biết lẫy, cha mẹ cũng hết sức lưu ý đến điều này, hạn chế tối đa việc để bé một mình mà không có người lớn bên cạnh.

– Khi trẻ bắt đầu tập lẫy, các mẹ không nên cho con tập trong thời gian dài, mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 20 phút cho bé tập lẫy, chia nhỏ thành nhiều lần tập trong ngày và mỗi lần chỉ nên cho bé tập khoảng 2 – 3 phút.

– Khi trẻ vừa ăn no xong, mẹ không nên cho trẻ tập lẫy, việc nãy có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bé. Hơn thế nữa, khi mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu không thoải mái hoặc đang mệt mỏi, quấy khóc mẹ cũng không nên Không nên cho bé tập lẫy, nếu không bé sẽ hình thành tâm lý phản kháng lại việc tập lẫy và không tỏ ra hợp tác với mẹ. Mẹ nên để bé thấy học lẫy là một hoạt động vui vẻ, chớ vội vàng và ép buộc bé khi con không thích.

– Mẹ có thể khuyến khích bé học lẫy thông qua trò chơi. Sau khi bé đã biết lẫy và vươn tay về phía đồ vật mình muốn, mẹ có thể đặt đồ chơi ở cách xa bé một chút để bé có ý thức phải lăn lại gần với đồ chơi. Đây là cách hữu hiệu để giúp bé lẫy thành thạo và biết trườn nhanh hơn.

– Mẹ cũng có thể nằm nghiêng về một bên và quan sát bé lật người để đến gần mẹ hơn. Hãy vỗ tay, mỉm cười khen ngợi những cố gắng của con.

– Khi trẻ tập lẫy, mẹ nên để bé nằm trên sàn nhà có không gian rộng rãi và thoải mái. Không nên để bé tập lẫy trên giường cao, tránh trường hợp người lớn không để ý khiến con ngã.

Chúc mẹ và bé thành công

Giải mã lý do vì sao trẻ sơ sinh thường hay mút tay ?

Mọi đứa trẻ sơ sinh bình thường đều sẽ trải qua giai đoạn thích mút tay, đặc biệt là khi các bé được 2 – 3 tháng; vì sao trẻ sơ sinh lại có thói quen như vậy?

Giai đoạn sơ sinh 2 – 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh thường có nhu cầu mút tay, cắn hoặc đưa mọi vật xung quanh vào miệng. Phần lớn ông bà hay bố mẹ thường cố gắng kéo tay bé ra khỏi miệng, hoặc dùng những cách khác để ngăn cản như đeo bao tay cho bé… Tuy nhiên việc làm này là không nên, hãy tham khảo những lợi ích sau để quyết định có nên “can thiệp” vào công việc rất là chính đang này của bé hay không nhé?

Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh rất thích mút tay

Bé mút tay để cảm nhận về thế giới

Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi, cơ thể trẻ bắt đầu có sự phát triển vượt trội về giác quan, đặc biệt là xúc giác. Ở thời kỳ này, trẻ bắt đầu bằng sự hứng thú với chính ngón tay của mình. Các bé thường cố gắng vươn tay của mình lên, khuya khoắng và ngắm nghía, tiếp đó đưa bàn tay vào miệng và bắt đầu mút, gặm… Khi làm được điều đó, các bé rất thỏa mãn và thích thú. Nếu ngay lúc đó, bạn kéo ngón tay của bé ra khỏi miệng và tìm mọi cách ngăn cản bé tiếp tục hành động này có thể khiến bé tức giận và bắt đầu gào khóc.

Bé còn mút cả chân nữa

Vì sao lại như vậy? Hiện tượng trẻ sơ sinh thích mút tay được giải thích rằng đó là cách để bé bắt đầu nhận thức và khám phá thế giới. Môi và ngón tay là hai bộ phận có xúc giác phát triển sớm và nhạy cảm nhất. Thông qua việc mút tay, bé cảm nhận được bàn tay của mình. Khi bé sơ sinh mút tay đó chính là dấu hiệu về sự phát triển trí lực của bé. Mút tay là một cách bé học tập và chơi, lúc đầu bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón tay, 2 ngón tay và cuối cùng khi não bộ phát triển đến mức độ cao hơn thì bé sẽ chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng mà thôi. Nhiều bé thậm chí đưa cả chân vào miệng để mút.

Khi bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Hành động mút tay ở bé dưới 2 tuổi là dấu hiệu cho biết não bộ của bé đang phát triển và bắt đầu tìm tòi thế giới xung quanh.

Tiếp đó, khi bàn tay trở nên linh hoạt hơn và bắt đầu cầm nắm được, trẻ sẽ cầm mọi thứ xung quanh mình và đưa vào miệng. Cơ quan cảm giác của miệng sẽ giúp bé nhận định được những thuộc tính của đồ vật đó như độ cứng, mềm, to, nhỏ, vị của chúng… Quá trình này giống như một cách thức kiểm nghiệm và khám phá những thứ lạ lẫm xung quanh mình. Thông qua việc này, các chức năng của khoang miệng cũng từng bước hoàn thiện.

Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. khoảng 70 – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3-5 tuổi.

Vậy nếu cứ để cho bé mút tay thì cha mẹ nên làm gì?

Đó là giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé thường xuyên, vệ sinh thân thể bé thường xuyên đặc biệt là hai bàn tay. Hãy coi mút tay là công việc chính đáng của bé ở độ tuổi này và tạo điều kiện tốt nhất để bé được làm công việc chính đáng này, Cha mẹ cũng cần lưu ý là trẻ có thể cho bất cứ cái gì vào miệng và có thể nuốt chúng nên cần cách ly những vật sắc nhọn, những vật nhỏ, tròn như cúc áo, hòn bi… tránh trường hợp bé bị hóc hoặc gây nên dị vật đường thở. Cha mẹ nên tìm hiểu về nghiệm pháp Hemlich để cấp cứu những trường hợp này.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cho bé bú sớm trong giờ đầu sau sinh.

73% trẻ Việt được cho bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh

Theo báo cáo đánh giá công tác chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu của khu vực Tây Thái Bình Dương năm 2016-2017, tại Việt Nam, 73% trẻ mới sinh được cho bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh. Những thành tựu bước đầu này đã được WHO và UNICEF ghi nhận tại Hội nghị khu vực về đẩy nhanh các tiến bộ trong chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu được tổ chức vào tháng 8/2017.

 

WHO cho biết, việc cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh là rất quan trọng. Đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ, thời điểm quyết định tất cả. Trẻ được cho bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh có nhiều cơ hội được sống hơn. Những trẻ phải chờ lâu mới được cho bú mẹ phải đối mặt nhiều hơn với các nguy cơ có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ sơ sinh được bắt đầu bú mẹ trong vòng từ 2 – 23 giờ sau khi sinh có nguy cơ tử vong cao hơn 33% so với những trẻ bắt đầu bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh. Với những trẻ sơ sinh bắt đầu bú sữa mẹ 24 giờ sau khi sinh hoặc lâu hơn nữa thì nguy cơ cao gấp 2 lần.

Tại Việt Nam, tỉ lệ cho trẻ bú sớm ở Việt Nam giảm đáng kể từ 44% năm 2005 xuống còn 27% năm 2013. Các nguyên nhân chính bao gồm: Các nhân viên y tế chưa có đủ kiến thức, sự quyết tâm và chưa sẵn sàng hỗ trợ các bà mẹ cho con bú ngay giờ đầu tiên sau khi sinh.

Bên cạnh đó, xu hướng đẻ mổ tăng nhanh, từ 10% năm 2002 lên tới 28% năm 2013. Một nửa các ca mổ đẻ đều được thực hiện trước khi có dấu hiện chuyển dạ, có nghĩa là những ca đẻ mổ này không liên quan đến những lý do y tế.

Nguyên nhân khác do văn hóa/niềm tin vào quan niệm ngày và giờ tốt sẽ mang lại tương lai tốt đẹp cho em bé sau này.

Để giải quyết thách thức của vấn đề quan trọng này, Việt Nam đã thực hiện các hành động tích cực và kịp thời như: Ban hành và thực thi Hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay trong và sau đẻ thường năm 2014 và Hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay trong và sau đẻ mổ (với hỗ trợ của UNICEF và WHO) năm 2016. Hướng dẫn nhấn mạnh tiếp xúc da kề da ngay sau sinh và hỗ trợ cho trẻ bú sớm trong vòng giờ đầu sau sinh. Nhân viên y tế đã được tập huấn và các hoạt động giám sát đã được thực hiện ở tất cả các tỉnh thành nhằm đảm bảo thực thi hướng dẫn quốc gia một cách hiệu quả.

Sửa đổi và thực hiện Tiêu chí Chất lượng Bệnh viện (với hỗ trợ của UNICEF và WHO) năm 2016. Hướng dẫn bao gồm một tập hợp cụ thể các điều kiện và thực hành chuẩn của cán bộ y tế trong lĩnh vực chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, trong đó thúc đẩy cho con bú sớm ngay sau sinh và đảm bảo tiếp xúc da kề da trong tất cả các bệnh viện chuyên khoa và khoa sản nhi.

Tiêu chí đánh giá bệnh viện bao gồm 10 bước tiêu chuẩn trong Sáng kiến Bệnh viện Bạn hữu Trẻ em nhằm khuyến khích, bảo vệ và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong hệ thống y tế. 10 bước này, đặc biệt là từ bước 4 đến bước 7, đặc biệt nhấn mạnh đến cải thiện cho con bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh. Đây được coi như cách tiếp cận sáng tạo được áp dụng rộng rãi trong hệ thống y tế với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Bộ Y tế.

Mời các bạn và xem 10 bước tiêu chuẩn nhằm khuyến khích bảo vệ và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ: