0225.3.519.687

Vàng da trẻ sơ sinh

chiếu đèn

 

Vàng da ở trẻ mới sinh là tình trạng hay gặp và thông thường không nguy hiểm. Chứng này gây ra màu vàng sậm trên da bé cùng các triệu chứng như nước tiểu đậm màu. (nước tiểu trẻ thường không màu) Hoặc phân lợt màu. (phân thường có màu vàng hoặc cam)

Các triệu chứng này thường kéo dài 2 ngày sau khi bé ra đời và tự biến mất khi bé được 2 tuần tuổi.

Chứng vàng da thường xuất hiện trong vòng 72 giờ như một phần của phản ứng cơ thể khi chào đời. Nếu bé xuất hiện triệu chứng sau thời điểm đó thì ba mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn.

Thông thường đây không phải bệnh cần phải điều trị tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt bé cũng sẽ cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Nếu mẹ chăm sóc bé tại nhà ngay sau khi sinh thì cần chú ý liên hệ bác sĩ khi thấy bé khó bú hoặc các triệu chứng thông thường trở nên nặng hơn.

Tại sao bé bị vàng da?

Vàng da gây ra bởi sự gia tăng bilirubin trong máu. Bilirubin là sắc tố sinh ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Ở trẻ sơ sinh tế bào hồng cầu rất nhiều và được thay thế liên tục nên hiện tượng phá vỡ tế bào cũng xảy ra nhanh. Hơn nữa cơ thể bé vẫn chưa hoàn thiện khả năng đào thải bilirubin khỏi máu.

Khi bé được 2 tuần tuổi, gan của bé hoạt động ổn định hơn và đào thải bilirubin, chấm dứt vàng da mà không gây hại cơ thể.

Trong một số trường hợp hiếm, triệu chứng này là dấu hiệu của sức khỏe kém. Nếu bé bị vàng da ngay sau khi sinh (chưa tới 24h) thì có thể rơi vào trường hợp này.

Vàng da ở trẻ có phổ biến không?

Vàng da là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ mới sinh. Tỷ lệ khoảng 6 trên 10 bé sinh ra sẽ có chứng này. Ở các bé sinh non trước 37 tuần tuổi thì tỷ lệ này là 8 trên 10. Tuy nhiên tỷ lệ bé cần điều trị tích cực chỉ là 1 trên 20.

Điều trị vàng da ở trẻ

Thông thường đây không phải là bệnh và trẻ không cần điều trị sẽ tự hết sau 10 đến 14 ngày, đôi khi lâu hơn. Bé chỉ cần điều trị khi bilirubin trong máu quá cao vì có nguy cơ bilirubin đi vào não gây tổn thương não.

Tuy nhiên nếu được chiếu đèn ánh sáng xanh để chuyển bilirubin thành dạng dễ đào thải thì bé sẽ chóng hết vàng da hơn. Viện Y Học Biển Việt Nam có triển khai dịch vụ này tại Khoa Sản Nhi của viện.

Theo Nhbuk

Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
Đọc thêm về các cẩm nang cho mẹ và bé:

Sơ cứu bỏng ở trẻ em

Bỏng là dạng chấn thương hay gặp ở trẻ nhỏ do các em ở tuổi hiếu động, ham khám phá và chưa hiểu biết hết về những mối nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bỏng ở trẻ

  • Nước sôi khi tắm: ba mẹ cần có người để mắt đến bé khi chuẩn bị nước tắm và luôn kiểm tra nhiệt độ trước khi tắm cho bé.
  • Nguồn nhiệt nhà bếp: có thể từ ấm nước sôi, bếp đun nấu, đồ ăn nóng… ta nên để những nguồn nhiệt này cách xa cạnh bàn, ở trên cao ngoài tầm tay trẻ.
  • Cháy nắng: nên hạn chế để trẻ tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp từ 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều. Có thể dùng kem chống nắng cho trẻ.
  • Tia lửa: không nên hút thuốc ở gần trẻ nhỏ, luôn dập tắt tàn thuốc.
  • Dây điện: sau khi sử dụng thiết bị điện cần rút điện và cuộn gọn dây lại, không để trẻ lại gần bề mặt nóng như cửa lò nướng, máy sưởi điện…
  • Các chất lỏng gây cháy: acid, cồn, chất tẩy rửa… luôn được đặt xa tầm tay trẻ em.

Sơ cứu bé bị bỏng

Để sơ cứu bé bị bỏng, ta làm lạnh vùng thương tổn bằng nước trong 20 phút. Không nên đặt lên vết thương những chất như đá lạnh, kem đánh răng, bơ, trứng… vì có thể làm bỏng sâu hơn. Khi vết thương nguội đi ta sẽ bôi thuốc mỡ chống bỏng và băng lại không quá chặt bằng băng gạc.

Nếu vết bỏng có màu trắng, đen hoặc nâu thì đó là bỏng rất nặng, cần đưa bé tới bệnh viện ngay lập tức.

Viện Y Học Biển có triển khai dịch vụ Oxy Cao áp có tác dụng hồi phục sau bỏng rất tích cực.

Theo Nationwidechildrens

☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
Đọc thêm về các cẩm nang cho mẹ và bé:

Cách phòng bệnh cho trẻ trong mùa nồm ẩm

Thời điểm tháng 2-3 hàng năm là lúc tiết trời miền Bắc chuyển nồm ẩm. Đặc điểm của thời tiết nồm đó là lạnh vào sáng sớm và tối muộn, nóng vào giữa trưa. Độ ẩm trong không khí tăng cao, thường có mưa phùn. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, là tác nhân gây các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu là đối tượng dễ nhiễm các bệnh trong mùa nồm nhất. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh những bệnh cho trẻ trong giai đoạn này trong năm nhé.

Những nguy cơ bệnh trong tiết trời nồm ẩm:

  • Độ ẩm cao khiến các loại vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi nhanh. Các bào tử nấm mốc lơ lửng trong không khí khi hít vào có thể gây bệnh đường hô hấp. Trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh. Các bệnh đường hô hấp hay gặp là viêm mũi, viêm họng, viêm amidan và dây thanh quản.
  • Nhiệt độ trong ngày thay đổi từ lạnh sang nóng và từ nóng sang lạnh thất thường. Cơ thể sẽ chống chịu yếu đi trước các loại virus gây cảm, cúm. Khi bị cảm cúm trẻ sẽ ho, đau họng, chảy nước mũi, đau cơ. Biến chứng có thể gây ra suy hô hấp nặng.
  • Nấm mốc sinh sôi trong thời tiết nồm ẩm có thể khiến đồ ăn dễ hỏng, ôi thiu. Ăn phải đồ ăn hỏng có thể gây bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Độ ẩm cao gây ra tình trạng nóng nực, ra mồ hôi nhiều về đêm. Trẻ có thể bị mẩn ngứa trên da, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi khó chịu.

Để phòng bệnh cho bé trong thời tiết nồm ẩm các mom nên lưu ý các biện pháp sau:

  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ: giai đoạn tháng 2-3 thời tiết vẫn còn lạnh về đêm và sáng sớm. Nhiệt độ có thể xuống thấp đột ngột bởi không khí lạnh tăng cường. Dân gian hay gọi là thời điểm “rét nàng Bân”. Ba mẹ nên giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài và tránh gió lùa khi ở trong nhà.
  • Giúp trẻ hạn chế đổ mồ hôi khi ngủ: theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới thì ba mẹ không nên đắp chăn dày cho bé khi ngủ. Thay vào đó chỉ cần mặc quần áo đủ ấm, giữ ấm bàn chân và nằm trong phòng kín gió. Nhờ vậy bé sẽ không bị nóng quá gây đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt trong trời nồm ẩm
  • Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ để ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại. Có thể sử dụng các thiết bị như máy lọc không khí và máy hút ẩm trong nhà.
  • Cần kiểm tra và ghi nhớ thời hạn sử dụng của thực phẩm. Không ăn các thực phẩm đã để quá lâu cho dù trông vẫn còn ăn được,

………………………………………………………………………………………………………………

☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:
Mục Cẩm nang cho mẹ và bé: https://khoasannhi.com/category/cam-nang-cho-me-va-be/

Các bệnh thường gặp khi giao mùa Đông Xuân ở trẻ

Thời điểm giao mùa Đông Xuân là lúc mà thời tiết hanh khô, nhiệt độ trong ngày biến động lớn. Đây là tác nhân gây ra các bệnh về da và bệnh đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh theo mùa ở trẻ nhé.

1 Nhiểm khuẩn đường hô hấp:

Đây là bệnh rất phổ biến khi giao mùa với các triệu chứng là ho, sổ mũi, nhiều đờm. Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính có thể rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng của bệnh là hen suyễn, suy hô hấp, nhiễm trùng đường huyết…

Để phòng tránh nhiễm khuẩn hô hấp ta cần cho trẻ uống đủ nước, tránh những nơi khói bụi, ô nhiễm, vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ. Nếu trẻ bị triệu chứng nhẹ thì nên được xông ngửi các thảo dược như lá bạc hà, lá xương xông…Trong trường hợp triệu chứng nặng thì cần đưa trẻ tới khám bác sĩ.

2 Thủy đậu:

Thủy đậu là bệnh về da phổ biến vào mùa Đông Xuân do virus gây ra. Thủy đậu sẽ gây ra các các mụn nước li ti trên mặt, trên da. Để phòng tránh thủy đậu chúng ta nên cho trẻ được tiêm phòng đầy đủ, đúng thời điểm và tránh lây nhiễm qua nguồn trung gian. Theo đó người lớn lên vệ sinh tay chân miệng sạch sẽ trước khi ôm ấp cưng nựng trẻ. Giữ không gian trong nhà thoáng mát.

3 Tiêu chảy:

Tiêu chảy là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột hay gặp vào lúc giao mùa Đông Xuân do vi khuẩn sinh sôi trong thức ăn thừa từ dịp Tết Nguyên Đán. Khi bị tiêu chảy cấp trẻ sẽ bị mất nước nghiêm trọng, suy nhược cơ thể, có thể nguy hiểm. Để phòng tránh tiêu chảy tốt nhất đó là ăn chin, uống sôi, không ăn đồ ăn để quá lâu. Nấu chín kỹ thực phẩm trước khi ăn. Ba mẹ cũng nên cho trẻ bổ sung vitamin C từ nguồn tự nhiên hoặc viên uống.

4 Cúm

Đây là bệnh hay gặp vào mùa xuân, khi trời ẩm ướt. Trong năm 2022, cả nước ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp tử vong. Cúm tuy là bệnh nhẹ nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi nhưng có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp, qua dịch tiết mũi họng bắn ra khi ho, hắt hơi.

Để phòng bệnh, ba mẹ cần vệ sinh cá nhân tốt để không thành nguồn lây trung gian. Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.

…………………………………………………………
☎ Có vấn đề cần tư vấn mời các mom inbox cho page hoặc liên hệ sđt: 0225.3.519.687 (Máy lẻ 116)
☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:

Các bệnh mẹ bầu thường gặp trong mùa đông

Mẹ mang bầu vào thời gian mùa đông sẽ dễ bị cảm lạnh và cúm và một số bệnh theo mùa khác. Ta hãy cùng tìm hiểu về các chứng bệnh này và cách phòng tránh nhé.

Trong thời gian mùa đông, không khí lạnh và khô hơn, người ta có xu hướng sống trong không gian kín hơn. Đây là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus lan truyền. Hơn thế trong thời gian mang thai hệ miễn dịch của mẹ bị yếu đi khiến cho mẹ bầu dễ bị nhiễm bệnh hơn bình thường.

Cảm và cúm trong thời gian mang bầu mùa đông

Mẹ bầu có nguy cơ cao bị cúm và biến chứng như nhiễm trùng phổi. Các loại nhiễm khuẩn nguy hiểm như nhiễm khuẩn do cúm mùa có thể gây hại cho mẹ và bé. Bé có thể gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi lây nhiễm khuẩn từ mẹ. Trong một số trường hợp hiếm hoi có thể dẫn đến sảy thai, dừng thai hoặc sinh non. Covid-19 cũng có khả năng gây biến chứng khi mang thai.

Để phòng tránh cúm và Covid-19 khi mang thai:

  • Mẹ nên rửa tay thường xuyên.
  • Làm sạch các bề mặt hay động tay vào bằng cồn.
  • Giữ khoảng cách với người bị ho, cảm.
  • Tiêm vaccine.

Khi nào nên tiêm Vaccine?

Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo các mẹ bầu nên được tiêm vaccine phòng chống cúm. Vaccine có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Giai đoạn cuối thai kỳ là thời điểm mà nguy cơ từ cảm cúm tăng cao hơn nên tiêm vào lúc nào cũng không phải quá muộn.

Thời điểm tốt nhất để tiêm Vaccine theo Y tế thế giới là vào đầu tháng 10 cho tới tháng 11. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng nếu để lỡ thời điểm này. Bất kỳ lúc nào trong năm cũng đều thích hợp cho vaccine.

Da khô và ngứa trong thời gian mang thai

Sự thay đổi trong Hormone trong thời gian mang thai có thể khiến da khô và ngứa về mùa đông. Thường biểu hiện sẽ rõ rệt khi mẹ di chuyển giữa những địa điểm khác nhau về nhiệt độ như trong nhà và ngoài trời.

Khi bụng mẹ lớn lên da sẽ bị rạn và cũng có thể gây ngứa rát. Mẹ nên mặc đồ rộng để hạn chế cọ xát phần da này. Loại vải cotton với các lỗ thoáng khí là tốt nhất cho da của mẹ.

Mẹ có thể dùng các loại kem và dầu giữ ẩm cho da để ngăn ngừa bị ngứa rát. Mẹ nên lưu ý hạn chế chọn loại có mùi thơm để tránh kích ứng.

Thiếu Vitamin D trong mùa đông

Thời gian mùa đông mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng nên có thể bị thiếu hụt Vitamin D. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên cân nhắc bổ sung một lượng 10 micro gram Vitamin D mỗi ngày. Vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ. Vitamin D có thể hấp thu qua các món ăn như trứng, cá ngừ hoặc ngũ cốc. Tuy nhiên lượng Vitamin D trong thực phẩm rất nhỏ nên mẹ có thể cân nhắc dùng viên thực phẩm chức năng bổ sung.

…………………………………………………………

☎ Nhóm hỗ trợ sinh nở của Khoa sản nhi – Viện Y học biển nơi giao lưu, giải đáp câu hỏi của các mẹ:

Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ vào mùa đông

Khi thời tiết trở lạnh, các mẹ sẽ lo lắng rằng: làm thế nào để bé của mẹ khỏe mạnh trong những tháng mùa đông này? Ai cũng biết cần phải cho bé mặc ấm, nằm nơi kín gió thế nhưng không phải mẹ nào cũng biết những kỹ năng để tắm cho bé một cách an toàn.

Điều quan trọng nhất khi tắm cho bé đó là giữ ấm và giữ cho bé được thoải mái. Dưới đây là 5 điều cần lưu ý khi tắm cho bé trong mùa đông:

1 Không tắm mỗi ngày

Việc ngày nào cũng tắm cho bé là không thực sự cần thiết. Trong những tháng mùa đông ta có thể tắm bé hai hoặc ba ngày một lần. Mẹ có thể dùng bông tắm để lau người cho bé trong những ngày còn lại cũng đủ.

2 Làm ấm phòng trước

Trước khi cởi bỏ quần áo mặc ngoài của bé, ba mẹ hãy giữ cho nhiệt độ phòng tắm được ấm và kín gió vì da của bé rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Nước tắm cần được giữ ấm ở nhiệt độ hợp lý là từ 35 tới 38 độ. Kiểm tra hai lần để chắc chắn rằng phòng không bị gió lùa.

3 Kiểm tra nhiệt độ nước:

Nước ấm rất dễ chịu với da của em bé. Tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý không sử dụng nước quá nóng vì có thể gây nguy hiểm. Nhiệt độ hợp lý cho nước tắm của bé là từ 35 tới 38 độ C. Ba mẹ có thể dùng khuỷu tay hoặc cổ tay để kiểm tra nhiệt độ nước có vừa không. Sử dụng bàn tay để cảm nhận nhiệt độ sẽ không được chính xác. Ba mẹ cũng đừng để bé ngâm mình quá lâu trong nước vì bé có thể bị mất nhiệt.

4 Chăm sóc cho da bé

Làn da của trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm với thời tiết mùa đông. Tốt nhất ta nên dùng các loại sữa tắm không có dầu thơm fragrance và không có chứa cồn. Với trẻ nhỏ ta có thể dùng các viên thả bồn (bath bomb). Nếu được mẹ hãy dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ (moisturizer) để da bé không bị khô. Kem sử dụng vài phút sau khi lau khô người xong.

5 Chuẩn bị quần áo ấm sau khi tắm

Thông thường mẹ đã luôn chuẩn bị khăn, quần áo và bỉm sạch cho bé trước khi tắm. Trong các tháng mùa đông, chuẩn bị sẵn quần áo ấm bên cạnh để mẹ có thể mặc cho bé càng sớm càng tốt, ngay sau khi vừa lau khô người để bé không bị lạnh. Đầu tiên sau khi tắm xong hãy dùng khăn tắm khô bọc lấy bé, nhờ vậy mà giữ ấm và làm khô được đầu để tránh nhiễm bệnh. Sau đó giữ đầu bé được khăn che ấm và bắt đầu thay bỉm và mặc quần áo.

Mời các mom tham gia vào group hỗ trợ sinh nở của Khoa nhé: https://www.facebook.com/groups/teamsinhnotaiyhb/

Kinh nguyệt bất thường sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai?

chậm kinh

Nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai

Một hiện tượng phổ biến, hay xảy ra ở phụ nữ sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai định kỳ đó là kinh nguyệt chậm hoặc không ổn định. Thông thường cần mất đến 3 tháng để kỳ kinh nguyệt trở lại ổn định. (theo Tổ chức chăm sóc sức khỏe của Anh)

Ngoài ra, việc chậm kinh cũng có thể là biểu hiện của mang thai. Phụ nữ có quan hệ tình dục sau khi ngừng dùng thuốc nên đi siêu âm xác định thai nếu chậm kinh hơn 4 tuần.

Chậm kinh có phải dấu hiệu bình thường không?

Theo các chuyên gia, việc kinh nguyệt không ổn định sau khi dừng sử dụng thuốc tránh thai là hoàn toàn bình thường. Sẽ mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để chu kỳ ổn định trở lại. Một số bác sĩ gọi đó là hội chứng hậu dùng thuốc.

Sau khi dừng dùng thuốc tránh thai thì có hai tác nhân ngoài việc mang thai làm chậm kinh. Đó là:

Lùi ngày rụng trứng:

Thuốc tránh thai có thể ngừa thai trong vài ngày. Một trong những tác động là làm quá trình rụng trứng ít xảy ra hơn. Với những người không sử dụng thuốc, trứng sẽ rụng mỗi kỳ kinh một lần. Nếu trứng không được thụ tinh thì hormone sẽ kích thích kỳ kinh nguyệt.

Sử dụng thuốc tránh thai sẽ ngăn quá trình rụng trứng và vì vậy kỳ kinh nguyệt không xảy ra.

Thiếu vắng Hormone

Một số loại thuốc tránh thai có thể làm giảm lượng Hormone gây ra kinh nguyệt. Vì thế ngay cả khi ngừng dùng thuốc 1 tháng, phụ nữ cũng không thấy có kinh. Sẽ cần thời gian để chu kỳ kinh nguyệt trở lại như trước khi dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ sau khi ngừng sử dụng thuốc

  • Ra chấm máu giữa hai kỳ kinh nguyệt.
  • Căng tức ngực.
  • Da và tóc khô hơn.
  • Đau đầu.

Một số người lại thấy những tác dụng phụ có ích lợi như:

  • Tăng ham muốn tình dục.
  • Ít đau đầu hơn.
  • Tâm trạng tốt hơn.
  • Ít buồn nôn.

Khi nào thì kinh nguyệt trở lại bình thường

Mỗi người lại có khoảng thời gian khác nhau để kỳ kinh trở lại, được quyết định dựa trên các yếu tố: stress, tập luyện, cân nặng, sức khỏe tổng quan…

Trong trường hợp các yếu tố sức khỏe bình thường thì kỳ kinh sẽ trở lại trong vòng 3 tháng.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy có khoảng 83% các phụ nữ mang thai sau 1 năm kể từ khi ngừng sử dụng thuốc.

Nhóm hỗ trợ sinh đẻ Khoa Sản Nhi – Viện Y học Biển Việt Nam:

https://www.facebook.com/groups/750134905382731

Bệnh sởi ở trẻ em – những điều cần biết

Bệnh sởi là chứng nhiễm khuẩn nặng gây sốt và phát ban trên cơ thể. Sởi rất dễ lây lan qua giọt bắn khi ho và hắt hơi. Đa phần trẻ em mắc sởi sẽ tự khỏi bệnh nhưng cũng có những trường hợp biến chứng nghiêm trọng như viêm não.

Dấu hiệu và triệu chứng của sởi:

Khi bị nhiễm virus sởi, thời kỳ ủ bệnh sẽ kéo dài từ 10 tới 12 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bởi vậy việc truy vết nguồn lây rất khó khăn.

Sởi sẽ bắt đầu bằng việc gây các triệu chứng giống như cảm lạnh, bao gồm sốt, ho, chảy nước mũi, đau hoặc đỏ mắt, mệt mỏi mê man…

Sau 2 đến 3 ngày các nốt phát ban bắt đầu xuất hiện. Phát ban có màu đỏ, tạo thành vết, bắt đầu xuất hiện ở đầu và lan dần xuống toàn cơ thể.

Đa phần các bé sẽ có triệu chứng ốm ít hơn một tuần và sẽ khỏe lại dần sau khoảng 2 ngày từ khi nốt phát ban biến mất. Triệu chứng ho có thể chấm dứt sau khoảng 2 tuần.

Đôi khi sởi có thể gây bội nhiễm – bé có thể bị nhiễm trùng tai, viêm phổi hoặc tiêu chảy và nôn ói khi mắc sởi. Trường hợp hiếm hoi nghiêm trọng có thể bị viêm não.

Khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ?

Khi bé có biểu hiệu của sởi ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Ba mẹ nên đặt lịch hẹn trước và dùng các biện pháp phòng ngừa để không lây lan virus. Bác sĩ có thể sẽ làm một số xét nghiệm để xác định có phải sởi hay không.

Miễn dịch đối với virus sởi thường kéo dài cả đời. Rất hiếm trường hợp bị nhiễm sởi lần thứ hai.

Chăm sóc bé tại nhà:

Đa phần trẻ có thể được chăm sóc tại nhà sau khi đi khám bác sĩ. Thuốc kháng sinh không được sử dụng vì bệnh sởi gây ra bởi virus chứ không phải vi khuẩn.

Ba mẹ có thể chăm sóc giúp bé dễ chịu bằng cách:

  • Cho bé được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Cho bé uống nhiều nước để bù nước.
  • Cho bé sử dụng paracetamol nếu bé bị sốt cao và bẳn gắt.

Trường hợp nào bé cần tái khám:

  • Bé bắt đầu nôn ói và không uống được nhiều nước.
  • Bé mệt mỏi quá mức và ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Bé bị lo lắng, sợ hãi không rõ nguyên nhân.
  • Một số trẻ bị sởi cần nhập viện do phát triển biến chứng hoặc cần kháng sinh và truyền nước để chống chọi với bội nhiễm.

Trường hợp cần cho bé đi viện khẩn cấp:

  • Bé hành xử kỳ lạ khác ngày thường.
  • Bé bị quên lãng, rối loạn trí nhớ.
  • Co giật và tê liệt.

Bệnh sởi lây lan thế nào?

Bệnh sởi rất dễ lây thông qua giọt bắn trong không khí từ hành động ho và hắt hơi. Chúng ta có thể lây bệnh khi ở chung phòng với người mắc. Bệnh cũng có thể lây lan qua việc tiếp xúc với bề mặt mà người nhiễm bệnh chạm vào. Tiêm phòng sởi là cách hữu hiệu để ngăn sự lây lan của sởi.

Những điều cần biết về rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em là gì?

Rối loạn lo âu chia ly tức Separation anxiety disorder (SAD) là một vấn đề sức khỏe tâm lý. Bé sẽ lo lắng nhiều về việc bị chia cách với gia đình và người thân. Bé cảm thấy sợ sẽ bị lạc, gặp phải chuyện xấu khi không trực tiếp nhìn thấy người trong gia đình.

Trẻ em là thiếu niên đều sẽ trải qua những nỗi sợ khác nhau. Đây là một phần của quá trình trưởng thành. Rối loạn lo âu chia ly là vấn đề thông thường ở trẻ bé. Hầu như mọi bé từ 18 tháng tới 3 năm tuổi đều có sự lo lắng ở nhiều mức độ. Tuy nhiên dấu hiệu của SAD sẽ nghiêm trọng hơn. Khi bé có những dấu hiệu trong 4 tuần liên tục thì ta có thể xác định rằng đó là SAD.

Nguyên nhân nào gây ra SAD ở trẻ?

Các chuyên gia tin rằng SAD gây ra bởi cả nguyên nhân sinh học và tác động môi trường. Bé có thể kế thừa khuynh hướng lo âu từ cha mẹ. Sự mất cân bằng giữa hai chất hóa học norepinephrine và serotonin cũng góp phần nguyên nhân gây ra SAD.

Trẻ nào dễ có nguy cơ với SAD?

SAD xảy ra với tỷ lệ ngang bằng ở trẻ nam và nữ. Tuy nhiên bé có cha mẹ có tiền sử rối loạn lo âu sẽ dễ bị SAD hơn.

Triệu chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ là gì?

Mỗi bé có một dấu hiệu khác nhau tuy nhiên những dấu hiệu thông thường nhất của SAD là:

  • Từ chối ngủ một mình.
  • Giấc mơ lặp đi lặp lại với nội dung chia ly.
  • Lo lắng rất nhiều khi bị rời xa nhà.
  • Quá lo lắng về an toàn của thành viên trong gia đình.
  • Quá lo lắng về việc đi lạc khỏi gia đình.
  • Từ chối tới trường.
  • Sợ hãi khi phải ở một mình.
  • Thường xuyên đau bụng, đau đầu hoặc những tổn thương vật lý khác.
  • Đau căng cơ.
  • Lo lắng quá nhiều về an toàn bản thân.
  • Lo lắng quá nhiều về việc ngủ ở nơi khác ngoài nhà.
  • Bám dính lấy ba mẹ ngay cả lúc ở nhà.
  • Hoảng loạn, la hét khi bị tách khỏi cha mẹ, người chăm sóc.

Làm thế nào để phòng chống rối loạn lo âu chia ly ở trẻ?

Cha mẹ nên để ý tới các dấu hiệu ở trẻ và cha mẹ sẽ có vai trò tích cực nhất trong việc giảm bớt những lo âu này.

  • Cho bé khám sức khỏe định kỳ.
  • Hỗ trợ bé một cách tích cực, khuyến khích tính tự lập của bé.
  • Ghi nhớ các tình huống làm bé căng thẳng và lên kế hoạch chuẩn bị cho bé trước các tình huống đó.
  • Giao lưu với cộng đồng cha me có con bị rối loạn lo âu.
  • Tìm sự giúp đỡ, quan tâm của nhà trường khi bé đi nhà trẻ, đi học.

Sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào với mẹ bầu?

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền bởi muỗi và gây ra các cơn sốt cao cùng các triệu chứng giống như cảm cúm. Bệnh thường kéo dài từ 2 tới 7 ngày. Người bệnh thường có các triệu chứng trung bình, đôi khi nặng hoặc nguy hiểm.

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm đối với mẹ bầu vì virus sốt xuất huyết có thể truyền từ mẹ sang con, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Trẻ bị sốt xuất huyết có thể bị sinh non, sinh thiếu cân, thậm chí là thai lưu. Sốt xuất huyết có thể khiến mẹ bị tiền sản giật, chảy máu trong, giảm tiểu cầu và phải mổ lấy thai.

Triệu chứng sốt xuyết huyết thai kỳ?

Sốt xuất huyết có thể gây ra các triệu chứng vừa hoặc nặng.

Triệu chứng vừa bao gồm:

  • Sốt cao
  • Nôn ói
  • Nổi ban đỏ
  • Đau mắt, cơ, khớp
  • Đau đầu
  • Sưng hạch bạch huyết

Sốt xuất huyết với triệu chứng vừa sẽ khỏi sau 2 tới 7 ngày. Tuy nhiên trường hợp sốt nặng sẽ cần được điều trị y tế ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị sốc phản vệ, chảy máu trong và tử vong. Triệu chứng sốt xuất huyết nặng thường bắt đầu từ 24 tới 48 giờ sau khi cơn sốt bắt đầu. Các triệu chứng nặng bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn ói ít nhất 3 lần trong 24 giờ
  • Chảy máu mũi
  • Khó thở
  • Nôn, tiểu ra máu
  • Suy kiệt

Điều trị sốt xuất huyết:

Khi bị sốt xuất huyết mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ. Mẹ có thể được uống Paracetamol để giảm các triệu chứng. Mẹ cần được bù nước đầy đủ. Trong trường hợp sốt xuất huyết nặng, mẹ cần được nhập viện và điều trị ổn định huyết áp, tiểu cầu…

Mẹ nên được tiêm phòng sốt xuất huyết để tránh mắc phải sốt xuất huyết thể nặng.